Tinh dầu tràm- vệ sỹ bảo vệ bé yêu - phòng ngừa càm mạo, côn trùng.
Từ việc giải tỏa hiện tượng đau mỏi, cảm gió, điều trị dứt điểm sổ mũi, ngạt mũi… đến công dụng làm đẹp da, sáng răng, thơm miệng… và rất nhiều công dụng thiết thực khác.
Cây Tràm gió để chưng cất ra dầu tràm có tên khoa học Melaleuca cajeputi Powell (M. minor Sm.), thuộc họ Sim – Myrtaceae. phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và rải rác ở Quảng Bình, Quảng Trị … Cây Tràm gió được dùng làm nguyên liệu chính để chưng cất tinh dầu tràm. Tinh dầu tràm có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Thành phần chính của tinh dầu tràm tiêu chuẩn:
Để nắm rõ công dụng bạn cần được biết rằng trong tinh dầu tràm chứa 2 thành phần hoạt chất chính đóng vai trò tạo nên công dụng như sau:
α- Terpineol (có trong tinh dầu tràm tiêu chuẩn 5-12%): Có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, tính chất quyết định trong việc sử dụng an toàn cho mẹ và bé cũng như các tính chất kháng khuẩn ức chế virus cảm cúm phổ rộng và không độc ở liều lượng kháng khuẩn.
1.8- Cineol (có trong tinh dầu tràm tiêu chuẩn từ 42-60%): Làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang.
Sau khi nắm rõ thành phần, tôi nghĩ rằng bạn đã mường tượng được cách sử dụng và không quá ngạc nhiên hoặc nghi ngờ về những công dụng nữa. Dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện.
Pha tinh dầu tràm vào nước tắm cho bé:
Nhỏ 5 giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm cho bé, không cần tắm lại bằng xà phòng. Với tinh dầu tràm có trong nước tắm sẽ làm sạch sẽ da của bé, khuếch tán trong không khí giúp mũi, miệng được thông và làm tan dịch nhầy trong mũi, họng. Nếu gội đầu hãy gội đầu trước, sau đó cho tinh dầu tràm vào nước sau để tránh trường hợp nước làm cay mắt bé bạn nhé.
Đề phòng ho, ngạt mũi bằng tinh dầu tràm:
Khi bé bị ho hãy dùng tinh dầu tràm xoa lên tay sau đó dùng tay xoa lên lưng, ngực và cổ của bé sẽ giúp các nhóc đỡ ho, nếu bé ngạt mũi đừng xoa dầu tràm trực tiếp lên mũi hãy quàng cho bé một chiếc khăn để giữ ấm cổ và xức dầu tràm lên khăn. Điều này cũng có thể sử dụng để tránh gió cho bé trước khi đi ra ngoài.
Khi trẻ bị ho nhiều về nửa đêm về sáng bạn có thể sử dụng dầu tràm thoa vào lòng bàn chân, massage chân cho con được ấm và day vào huyệt Dũng tuyền (chỗ lõm ở giữa 1/3 lòng bàn chân về phía ngón) trong vòng 5 phút. Sau đó đi tất mỏng vào để giữ ấm chân. Cách này cũng hiệu quả đối với người lớn.
Cách dùng dầu tràm dùng để bôi các vết thương do côn trùng cắn:
Khi côn trùng như kiến, muỗi … cắn chúng ta có thể xoa dầu tràm lên vết cắn sau 2 -3 phút là vết cắn sẽ hết đỏ. Bạn chú ý không thoa lên vùng mặt, thái dương và trán của bé nếu bé chưa liền thóp nhé.
Chữa đầy hơi, đau bụng do khó tiêu hóa
Khi trẻ có triệu chứng đầy hơi ở bụng do khó tiêu hóa, bố mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt dầu tràm ra tay và thoa đều lên bụng, việc này sẽ giúp làm nóng bụng tống hơi ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.
Bạn cần nhớ: da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm hãy hạn chế sử dụng với số lượng lớn, trực tiếp vào mặt, thái dương, trán và đầu nếu bé chưa liền thóp (Có rất nhiều bạn hỏi tại sao lại như vậy, bởi trước đến giờ chưa ai đề cập tới vấn đề này cả nhưng trong cách sử dụng tinh dầu, mặc dù dầu tràm không mang tính nóng như các loại dầu gió nhưng với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh chúng ta cần có những lưu ý đặc biệt vì an toàn của bé).
Bình luận