Phương pháp điều trị sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết là dịch bệnh đem đến nổi lo của rất nhiều người mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lơ là trong việc bảo vệ bản thân và gia đình để lại biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là mẹ bầu có sức đề kháng yếu dễ dàng bị nhiễm virus gây bệnh vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân mình mà còn cho thai nhi. Chính vì vậy mẹ bầu cần cẩn thận trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và có những biện pháp phòng trừ để không mắc bệnh sốt xuất huyết.
-Nguồn gốc của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây truyền sang cơ thể người bởi một số loài muỗi Aedes aegypti. Bệnh phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp và ẩm ướt chẳng hạn như Việt Nam. Có bốn loại virus gây sốt xuất huyết. Do đó, nếu bị nhiễm một loại virus bất kỳ, bạn sẽ miễn dịch suốt đời với loại đó nhưng vẫn có khả năng mắc phải một trong ba loại virus còn lại.
Do sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua vết muỗi đốt nên số lượng các trường hợp sốt xuất huyết khi mang thai bùng phát trong mùa mưa, thời kỳ muỗi phát triển mạnh bởi nước ứ đọng. Muỗi Aedes hoạt động tích cực hơn vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều muộn.
- Nguy cơ sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Điều này là bởi vì khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển, từ đó bà bầu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.
Ngoài ra, virus này có thể truyền sang thai nhi trong thai kỳ hoặc khi sinh. Mặt khác, bạn có thể cần phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết bất cứ lúc nào. Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ do sốt xuất huyết gây ra bao gồm:
+Giảm tiểu cầu: Sự sụt giảm mức độ tiểu cầu là một trong những dấu hiệu đáng kể của bệnh sốt xuất huyết. Số lượng tiểu cầu thấp có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Giảm tiểu cầu nặng có thể phát triển các biến chứng khi áp dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân trong quá trình sinh.
+Sinh non và sinh nhẹ cân: Sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu bị bệnh nặng.
+Sẩy thai: Sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên làm tăng nguy cơ sẩy thai.
+Nguy cơ xuất huyết: Nếu người mẹ bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết rất cao.
+Tiền sản giật: Cơ hội phát triển tình trạng tiền sản giật sẽ tăng nếu phụ nữ mang thai chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ
+Sốt xuất huyết Dengue: Đây là dạng sốt xuất huyết nặng có khả năng gây tử vong cho thai nhi cao.
Nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết cho thiên thần nhỏ sẽ chỉ xảy ra nếu bạn bị bệnh này vào cuối thai kỳ. Ngoài ra, khả năng thai nhi mắc phải virus này là rất thấp. Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa được khẳng định chắc chắn sẽ gây ra bất kỳ dị tật cho trẻ.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải cẩn thận để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang trẻ sơ sinh. Em bé sẽ được kiểm tra các triệu chứng như sốt, số lượng tiểu cầu thấp và phát ban trong trường hợp bạn bị sốt xuất huyết tại thời điểm sinh nở.
- Dấu hiệu bà bầu bị sốt xuất huyết
Khi bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết, bạn cần quan sát các triệu chứng sau bởi chúng khá giống cảm cúm:
+Sốt cao kèm theo run rẩy
+Chảy máu chân răng
+Mất nước cũng như ăn uống kém ngon miệng
+Đau đầu dữ dội và cơ thể có cảm giác tê nhức
+Buồn nôn kèm theo nôn mửa thường xuyên
+Trong trường hợp nặng, số lượng tiểu cầu của bạn sẽ giảm xuống mức báo động
+Phần thân trên xuất hiện các mẩn đỏ
+Khó thở.
Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống, huyết áp cũng đồng thời hạ xuống theo và bạn có thể bị chảy máu. Tình trạng này được gọi là sốt xuất huyết và có thể đe dọa tính mạng.
- Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai
+Chẩn đoán sớm là hành động đáng kể để điều trị sốt xuất huyết hiệu quả. Do đó, nếu các triệu chứng giống cúm vẫn tồn tại hoặc nếu bạn bị đau bụng dữ dội và nôn sau khi cơn sốt giảm đi, hãy đi xét nghiệm máu để xác định tình trạng bệnh của mình.
+Việc điều trị sốt xuất huyết trong thời gian mang thai cũng giống như trong trường hợp sốt Dengue. Thực hiện các biện pháp y tế kịp thời sẽ đảm bảo rằng bạn và em bé được khỏe mạnh bởi ngay cả khi bệnh không gây tổn thương trực tiếp cho cơ thể, sốt cao cũng có thể gây ra một số biến chứng.
+Không được tự ý mua và sử dụng thuốc trong thời gian mang thai
+Huyết áp và mức tiểu cầu trong máu cần được theo dõi liên tục
+Các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ đến trung bình có thể được quản lý hiệu quả bằng cách uống acetaminophen và paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau trên cơ thể
+Nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn bởi có thể ảnh hưởng đến lượng chất dịch phôi thai
+Nghỉ ngơi thật nhiều
+Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, thai phụ có thể cần phải nhập viện và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt
+Truyền máu và truyền tiểu cầu có thể được áp dụng để chỉ số tiểu cầu trở lại mức bình thường và thay thế lượng máu bị mất khi bị xuất huyết.
- Đề phòng sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết lây truyền qua vết muỗi đốt. Do đó, ngăn ngừa sự sinh sôi của muỗi giúp đề phòng căn bệnh này xuất hiện trong thời gian mang thai. Bạn có thể làm những việc như:
+Sử dụng thuốc đuổi muỗi ở khu vực quanh nhà
+Ở trong nhà vào sáng sớm và chiều muộn vì thời gian này muỗi Aedes bắt đầu hoạt động tích cực hơn
+Khi ngủ, hãy giăng mùng
+Mặc quần áo sáng màu, dài tay
+Muỗi không thích không khí lạnh. Do đó, hãy bật điều hòa trong phòng
+Sử dụng lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ và cửa ra vào.
+Cùng với đó hãy sử dụng tinh Dầu Tràm Con Yêu để xông vừa giúp mẹ bầu thoãi mái, diệt khuẩn làm sạch không khí vừa xua đuổi côn trùng gây hại (muỗi, kiến..) hiệu quả.
Công ty sản xuất và phân phối – Công ty TNHH XNK Gia Quốc
Số 146 NGUYỄN THÁI BÌNH, P. 12, Q. TÂN BÌNH, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 77 83 77 - 0915 51 72 51 - 0903 015 315
fanpage: https://www.facebook.com/DauTramConYeu/
Bình luận