Mẹo giảm chuột rút cực hay cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai hiện tượng chuột rút luôn là vấn đề khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng. Để phòng tránh hoặc xử lý tình huống xảy ra thì mẹ bầu cần nên tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý nhé.

-Nguyên nhân chuột rút

Chưa có nguyên nhân chính thức của hiện tượng chuột rút, nhưng các chuyên gia cho rằng hiện tượng chuột rút là do cơ chân làm việc quá sức, phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể lớn cùng với đó ngày càng tăng trong quá trình mang thai. Hoặc có thể do tư cung mở ra làm tăng áp lực lên mạch máu chính dẫn xuống chân lên tim và dây thần kinh từ tủy sống đến chân.

Hiện tượng chuột rút thường xảy ra từ tháng 3 của thai kỳ và tình trạng ngày một nặng hơn khi kích thước thai nhi càng lớn. Đặc biệt vào thời kỳ cuối của thai kỳ thì hiện tượng chuột rút nặng hơn và dày đặc là nổi lo của mỗi mẹ bầu.

-Bị chuột rút mang thai có nguy hiểm không?

Chuột rút mang thai được xem là bình thường, tuy nhiên tùy vào đó mà các mẹ cần cẩn thận vì đôi lúc chuột rút rất nguy hiểm.

-Biểu hiện của chuột rút khi mang thai

Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân, cẳng chân, bạn cảm thấy đau đột ngột một cách rõ ràng. Chuột rút hiếm khi nghiêm trọng và tự biến mất sau đó, tuy nhiên một vài trường hợp cần đến bác sĩ nếu có biểu hiện sau: ửng đỏ và sưng, chuột rút xảy ra do cơ yếu, cơn đau xảy ra thường xuyên và không tự phục hồi được,

+Chuột rút vào ban đêm

Một số trường hợp do mẹ bầu thừa một số chất như phốt pho và thiếu canxi, magie, kali làm rối loạn điện giải nên gây ra hiện tượng chuột rút. Cùng với đó mẹ bầu tăng cân trọng lượng cơ thể dồn về bắp chân dẫn đến chuột rút vào ban đêm, mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dẫn đến hiện tượng chuột rút.


+Chuột rút khi mang bầu 3 tháng cuối

Về cơ bản thì chuột rút không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ hiện tượng chuột rút cần được chú ý vì có thể dẫn đến tình trạng chuột rút đột ngột khiến mẹ bầu ngã dẫn đến sẩy thai, động thai.

-Cách giảm nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu

Để giảm hiện tượng chuột rút mẹ bầu nên đi lại hàng ngày, co duỗi bắp chân thường xuyên, mẹ tránh ngồi hoặc đứng quá lâu hay vắt chéo chân.

+Bổ sung chất dinh dưỡng: ăn uống đủ chất quan trọng là bổ sung đầy đủ canxi và magie vì đây là chất quan trọng của mẹ bầu trong việc ngăn chặn nguy cơ chuột rút.

+Chườm ấm: dùng túi nước ấm chườm lên bụng hoặc phía dưới bụng là cách để phòng ngừa chuột rút.

+Nghỉ ngơi, tránh stress: mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt nhọc, luôn để tinh thần thoãi mái tránh căng thẳng.

+Dùng thảo mộc: cũng là một phương pháp giúp mẹ bầu ngừa chuột rút giúp tinh thầ thoãi mái tránh căng thẳng.

+Ngâm chân: trước khi đi ngủ mẹ bầu có thể ngâm chân bằng nước ấm có pha thêm ít muối và gừng.


+Ăn nhiều chuối: thành phần của chuối có chứa nhiều kali giúp mẹ bầu tránh phù nề giảm hiện tượng chuột rút, cùng với đó chuối giúp giảm triệu chứng ốm nghén, táo bón và chuối rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

-Cách làm dịu cơn đau khi bị chuột rút

Khi mẹ bầu bị chuột rút thì ngay lập tức mẹ nên duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân sau đó gập bàn chân vuông góc, các ngón chân công lên phía ống khuyển. Sau đó dùng tay massage bắp chân và đùi, sau khi khỏi tình trạng chuột rút thì mẹ nên đứng dậy đi lại một lúc sau sẽ thấy đỡ và dễ chịu hẳn.

Trong thời kỳ mang thai bất kỳ điều gì cũng có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé nên điều cần thiết là mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức để có cách phòng tránh và giải quyết kịp thời. Tránh để những điều đáng tiếc xảy ra.

Công ty sản xuất và phân phối – Công ty TNHH XNK Gia Quốc
Số 146 NGUYỄN THÁI BÌNH, P. 12, Q. TÂN BÌNH, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 77 83 77 - 0915 51 72 51 - 0903 015 315
fanpage: https://www.facebook.com/DauTramConYeu/


Bình luận