Dầu tràm được chế biến như thế nào?
1,5 tạ lá tràm chiếm tỷ lệ 2/3 nồi, còn lại 1/3 là nước. Đun lửa đều và kỹ, không lúc nào thiếu lửa hay để cho lửa cháy quá lớn sẽ làm bay hơi mất mùi dầu. Chai hứng dầu từ vòi sẽ được đặt trên một thau đầy nước lạnh để làm cô dầu khi từ thùng nóng ra ngoài. Toàn bộ dầu từ 1,5 tạ lá sẽ ra đầy 1 chai 100ml.
Tại Huế, từ hàng trăm năm nay, có nhiều lò nấu cổ truyền bên đường Quốc lộ 1 A, có xã Lộc Thuỷ có 12 lò nấu dầu tràm và hàng trăm điểm bán dầu dọc đường.
Địa phận bán dầu tràm còn lan ra phía Nam tới xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô, gần tiếp giáp Đà Nẵng, với hơn 300 điểm bán. Dầu tràm Phú Lộc nổi tiếng không chỉ bởi mùi thơm mà cả công dụng chữa nhức mỏi hiệu nghiệm.
Trong chiến tranh, Quân đội Việt Nam thường nấu dầu tràm để chuyển ra chiến trường phục vụ cho bộ đội. Người ta bứt lá tràm về cho vào nồi, đun thật sôi, hơi dầu bốc lên đi qua ống lọc dẫn đến bể làm lạnh, dầu hóa lỏng chảy vào chai. Một nồi tràm chỉ thu được khoảng đôi ba chai dầu.
Mỗi tháng có nơi thu được chừng 50 chục chai dầu tinh lọc, mỗi chai rót vào hai chục lọ nhỏ, tổng cộng lên đến nghìn lọ dầu gửi ra chiến trường. Để phục vụ cho nhu cầu, nhiều lớp nấu dầu tràm nấu suốt ngày đêm, mỗi ngày đêm nấu được 3 nồi, mỗi nồi mất chừng hơn ba tạ lá tràm, cả tấn lá tràm một ngày đêm, một tháng mất khoảng 30 tấn lá tràm.
Bình luận