​TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ SÔI BỤNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh dù là đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức, nhưng nguyên nhân chính thường là do chế độ dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Và bây giờ, mẹ hãy cùng dautramconyeu.com điểm mặt những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tình trạng này như dưới đây nhé:

Bé sơ sinh bị sôi bụng khi bú mẹ, hoàn toàn có thể là do mẹ ăn những loại thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, quá cay hoặc nóng.

Đối với những trẻ bú sữa công thức thì có thể do hệ tiêu hóa của bé chưa quen với loại sữa mới hoặc thậm chí là do các dụng cụ mẹ cho bé bú hằng ngày không được vệ sinh sạch sẽ.

Khi bé được cho bú ngoài quá sớm, cơ thể của con chưa sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để có thể tiêu hóa lactose - một loại đường có trong sữa và các thực phẩm khác được làm từ sữa. Từ đó dẫn đến lượng lactose không được tiêu hóa và tích tụ ở ruột khiến con bị sôi bụng.

Trẻ sơ sinh nuốt phải không khí trong bình sữa hoặc mẹ bế bé khi bú không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.Ngoài ra, sau khi bú những bé có thói quen uốn éo cơ thể cũng sẽ khiến sữa trào ngược lên dạ dày cũng gây ra chứng sôi bụng.

Biểu hiện khi bé bị sôi bụng:

Trẻ thường có những biểu hiện quấy khóc liên tục.

Không thèm bú sữa và hay bị nôn trớ sữa ra ngoài.

Mẹ có thể nhận biết qua sự thay đổi giấc ngủ của bé như là ngủ nhiều vào ban ngày, thức quấy khóc vao ban đêm.

Ngoài ra, biểu hiện bé sơ sinh bị sôi bụng còn có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, với mức độ nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ địa của từng bé.

Mẹ cần đặc biệt để ý những biểu hiện của bé trong khoảng thời gian con bú và sau khi bé bú xong để có thể dễ dàng nhận biết chứng sôi bụng và có những biện pháp khắc phục cho con sớm nhất nhé.

3. Mẹ phải làm sao khi bé có những triệu chứng sôi bụng

Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh không có tính nguy hiểm nhưng nếu không được khắc phục sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con như sụt cân, chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, hoặc thậm chí là gây chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng, từ đó có những cách khắc phục và phòng ngừa tốt nhất. Những cách làm dưới đây sẽ giúp mẹ làm giảm chứng sôi bụng khó chịu ở trẻ

Khi thấy trẻ có hiện tượng sôi bụng và quấy khóc, mẹ nên thay đổi tư thế bú, vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng hay tay của mình gập đầu gối bé liên tục một cách nhẹ nhàng để con ợ hết hơi ra.

Massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ giúp bụng trẻ thoát hơi ra dễ dàng hơn.

Khi bú, nếu thấy bé bị ọc sữa , mẹ nên nghiêng đầu bé sang một bên cho bé ọc hết để tránh tình trạng con bị sặc sữa.

Thay đổi tư thế bú cho trẻ. Một mẹo nhỏ cho mẹ là hãy lắng nghe tiếng sôi ở bụng bé để thay đổi tư thế cho phù hợp.

Bé bú sữa sữa đầu quá nhanh và nuốt hơi. Mẹ có thể nặn bỏ bớt sữa đầu vì trong sữa đầu có chứa nhiều lactose và cho bé ợ hơi sau khi bú mẹ.

Tình trạng sôi bụng của bé có thể hết sau một ngày những cũng có thể kéo dài cả tuần, tùy vào cơ địa của từng bé. Nhưng nếu bé vẫn bị sôi bụng kèm theo những triệu chứng bất thường hoặc sốt cao thì rất có thể tình trạng sôi bụng này là dấu hiệu của một số các bệnh thường gặp như chứng trào ngược dạ dày, đau thắt bụng, rối loạn tiêu hóa,... Lúc này, mẹ nên nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Với những chia sẻ trên hy vọng rằng mẹ đã biết cách “đối phó” đúng chuẩn để tránh tình trạng bé bị sôi bụng lâu dẫn đến khó chịu, biếng ăn và sụt cân nhé. Chúc các mẹ thành công!


Bình luận