Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu sinh mổ
Sinh mổ dường như đã trở nên quen thuộc với mỗi bà mẹ bỉm hiện đại, như trước đây sinh thường luôn là cách mà các mẹ bầu chọn cho mình. Nhưng một số trường hợp thai quá lớn, ngôi thai ngược thì sinh mổ ra đời để góp phần cho quá trình sinh nở được an toàn hơn. Một số mẹ cảm thấy sợ sệt và lo lắng về biện pháp này, tuy nhiên không đáng sợ như các mẹ nghỉ nếu mẹ có thể nắm rõ được những điều sau.
-Sinh mổ có an toàn không
Nếu nói đến an toàn thì không có phương pháp nào là tuyệt đối, tuy nhiên việc sinh mổ với nên y học phát triển sẽ ít rủi ro hơn, xử lý nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó mẹ và bé sẽ được bệnh viện chăm sóc ổn định theo dõi thường xuyên. Sinh mổ về cơ bản là phương pháp được bác sĩ chỉ định là cách tốt nhất để em bé chào đời và đó cũng là biện pháp an toàn nhất.
-Điều mẹ nên biết về sinh mổ
Điều trước tiên mà mỗi mẹ bầu sinh mổ cần làm là tìm hiểu về phương pháp này để chuẩn bị tâm lý thoãi mái trước khi lên bàn mổ.
+Nên sinh mổ vào tuần thứ mấy
Phương pháp sinh mổ cần đợi tới ngày đủ tháng của thai nhi tức từ 38 – 40 tuần tuổi, nếu sớm hơn lúc đó thai nhi còn non dễ bị suy hô hấp, nhiễm trùng do sức đề kháng còn quá yếu và gặp nhiều biến chứng. Nếu gặp phải một số trường hợp dọa sinh non thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và cố gắng giữ thai nhi đến đủ tuần tuổi.
+Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ
Thông thường khi cân nặng của thai nhi lớn hơn 3,8kg thì bác sĩ sẽ khuyên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên tùy vào những điều kiện nhất định mà được bác sĩ đưa ra phương pháp là sinh mổ hay sinh thường. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp sinh cho mẹ bầu: sức khỏe mẹ bầu, khung xương chậu mẹ bầu, cân nặng thai nhi và ngôi thai.
+Thụ tinh ống nghiệm sinh thường hay sinh mổ
Việc thụ tinh ống nghiệm là một khoảng thời gian dài đối với cặp vợ chồng chờ đợi thiên thần của mình ra đời, nên các bác sĩ thường khuyên sinh mổ. Ngoài những yếu tố về tâm lý thì việc sinh mổ có thể chủ động về ngày giờ, ít gặp nguy cơ suy thai khi sinh chủ động, mẹ trên 40 tuổi nên sử dụng phương pháp sinh mổ.
+Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ
Việc quan trọng đối với mẹ bầu sinh mổ là chăm sóc vết mổ một cách cẩn thận.
+Ống thông tiểu
Các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu ngồi dậy và vận động càng sớm càng tốt, nhưng đi lại sẽ gặp phải khó khăn vì ống thông tiểu được đặt vào cho đến hết ngày sinh mổ.
+Vết mổ
Vết mổ đối với một số mẹ bầu có thể theo một khoảng thời gian dài, vết mổ thường sẽ lành sau 7 ngày tuy nhiên tùy cơ địa của từng người mà cảm giác đau ở vết mổ kéo dài lâu hơn.
+Lần đầu đi vệ sinh
Sau mỗi lần sinh mổ đi vệ sinh được xem là nổi sợ hãi đối với mỗi mẹ bầu sinh mổ.
+Đi lại
Sau khoảng thời gian sinh mổ thì việc đi lại là vấn đề không nên kiêng cử, các bác sĩ cũng khuyến khích nên đi lại để sản dịch có thể thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên không nên đi quá xa vì như thế sẽ làm mất sức.
+Cảm giác run rẩy
Sau khi thuốc mê hết tác dụng một số mẹ không thể kiểm soát được cơn rét run sinh lý.
+Chảy máu sau khi sinh
Cũng giống như sinh thường thì các mẹ sẽ bị chảy máu trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
+Sinh mổ một năm có bầu lại được không
Để đảm bảo an toàn thì khoảng thời gian giữa 2 lần sinh mổ là 2 năm, nhưng nếu lỡ có bầu sau 1 năm thì mẹ nên thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra và xin tư vấn vì có nguy cơ bục tử cung. Đồng thời cần theo dõi chặt chẽ, nhất là những tháng cuối.
Sinh mổ là phương pháp hiện đại mang đến nhiều sự lựa chọn cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu bác sĩ khuyên nên sinh mổ thì các mẹ cần tuân thủ vì đó là cách tốt nhất cho cả mẹ và bé. Đồng thời các mẹ cần có những kiến thức cơ bản về sinh mổ để chuẩn bị sẵn tâm lý cho bản thân.
Công ty sản xuất và phân phối – Công ty TNHH XNK Gia Quốc
Số 146 NGUYỄN THÁI BÌNH, P. 12, Q. TÂN BÌNH, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 77 83 77 - 0915 51 72 51 - 0903 015 315
fanpage: https://www.facebook.com/DauTramConYeu/
Bình luận