​NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ DẦU TRÀM-TRƯỚC KHI DÙNG

Dầu tràm-một “dược liệu” tinh tuý, cần thiết và hữu ích cho sức khoẻ và đời sống được thiên nhiên ban tặng cho con người. Một giải pháp hoàn hảo để phòng chữa bệnh được dân gian truyền lại cho đến ngày nay vẫn ưa chuộng sử dụng, nhờ tính hiệu quả và an toàn cao mà không một loại tinh dầu thiên nhiên nào có .

Do đặc tính của dầu tràm chỉ mọc tập trung chủ yếu vào các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, Huế nên một số các tỉnh thành phía Bắc hay miền Tây vẫn còn xa lạ hoặc chỉ nghe nói qua tới loại “thần dược” này mà chưa từng sử dụng. Đối với ai còn chưa rõ và muốn sử dụng dầu tràm thì hãy tìm hiểu kỹ về “sơ yếu lí lịch” của loại tinh dầu này nhé!

Dầu tràm là gì? Nguồn gốc xuất xứ của dầu tràm con yêu?

Dầu tràm là loại tinh dầu được chiết xuất từ cành và lá của cây tràm gió được sản xuất chưng cất theo phương pháp truyền thống nhưng có sự can thiệp của máy móc thiết bị hiện đại nên hoàn toàn đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Dầu tràm con yêu được sản xuất theo “công thức” trên từ cây tràm gió mọc tại tỉnh Quảng Trị, một trong những thủ phủ bậc nhất của cây tràm.

Những đặc tính và tác dụng của dầu tràm:

Dầu tràm có tính ấm, tính sát khuẩn và sát trùng nhẹ.

Dầu có tính ấm nhưng không gây nóng, bỏng rát, không tác dụng phụ.

Có mùi hương ngọt dịu, sảng khoái chứ không sực nức, khó chịu.Khác với những dược liệu khác thì mùi hương của dầu tràm còn có tính trị liệu cao, như thông ngạt mũi, thanh lọc không khí, đuổi ruồi muỗi...

Tác dụng của dầu tràm:

+Phòng giảm ho, tránh gió, cảm lạnh, giữ ấm

+Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm: Viêm phế quản, thanh quản...

+Ngăn ngừa và làm giảm bệnh: viêm xoang, hên suyễn, viêm họng, viêm lợi, đau nhức răng

+Làm giảm đau nhức xương khớp, cơn đau thắt cơ bắp...

+ Đuổi muỗi ruồi, côn trùng, giảm sưng ngứa bị chúng cắn, tấn công

+Phòng ngừa và trị bệnh khó tiêu, chướng bụng.

+ Ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

+Thanh lọc không khí

+Điều trị các loại bệnh liên quan đến da như: mụn, vảy nến...

Những cách sử dụng dầu tràm hiệu quả:

Thoa gan bàn chân, bàn tay… để giữ ấm cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ và bà bầu khi đi ra ngoài trời lạnh và những lúc thời tiết chuyển mùa.

Xông phòng để giữ cho không khí khô thoáng, trong sạch.

Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng để giảm khò khè, nghẹt mũi..

Tắm nước ấm có pha thêm dầu giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông (đặc biệt đối với trẻ sơ sinh) và giúp cơ thể thoải mái sau ngày làm việc căng thẳng hay chơi thể thao mệt mỏi.

Thoa vào vùng da bị côn trùng, muỗi đốt để hết sưng ngứa, chống nhiễm trùng, hình thành viêm

Đối với làn da mụn, để trịmụn hiệu quả thì xông tinh dầu tràm 2-3 lần/ tuần hoặc có thể lấy dầu tràm thoa trực tiếp lên nốt mụn, có tác dụng xẹp mụn ngăn để lại thâm, sẹo.

Lấy 5-6 giọt dầu tràm xoa đều và massage lên vùng da bị đau nhức xương khớp, chuột rút sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau

Để chữa đau nhức răng, mỗi sáng nhỏ 2 giọt dầu tràm vào nước xúc miệng, ngày thực hiện 3 lần sẽ giúp giảm cơn đau và mang lại hơi thở thơm tho.

Lấy 1-2 giọt dầu tràm xoa đều lên tay, sau đó massage lên bụng bé theo chiều kiem đồng hồ, từ rốn ra ngoài bụng sẽ tốt cho hệ tiêu hoá, loại bỏ chứng đầy hơi, khó tiêu.

Tính an toàn và đối tượng sử dụng dầu tràm:

Dầu tràm có tính an toàn lành tính cực cao, hoàn toàn phù hợp với trẻ sơ sinh ngay cả làn da nhạy cảm nhất.

Tuy nhiên đối với da quá mẫn cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng với nồng độ cao.

Đối tượng có thể sử dụng dầu tràm:

+ Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Phòng và chữa bệnh trúng gió, cảm lạnh, khó tiêu...

+Mẹ mang thai và sau sinh: Giúp trị các bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi, ngạt thở, chuột rút...

+Người lớn, già tuổi: Hay bị đau nhức xương khớp hoặc cảm lạnh


Bình luận