​Nguyên nhân và cách đánh bay nhiệt miệng hiệu quả ở trẻ


Nhiệt miệng là một bệnh lý rất phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em. Bị nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng nhưng lại kéo dài nhiều ngày khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn thậm chí là hành sốt...

Nhiệt miệng có thể tự lành, nhưng để nó không khiến con bạn khó chịu, sút cân nghiêm trọng...Thì cần phải chữa trị kịp thời để bé không phải chịu cơn đau “hành hạ”, trước khi đến với mẹo đánh bay nhiệt miệng hiệu quả thì trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.

Những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng ở trẻ:

Nhiệt miệng do ăn thức ăn cay, nóng gây bỏng, viêm loét ở niêm mạc gây lở loét.

Do cắn nhầm ở lưỡi hoặc nướu gây tổn thương bên trong

Thức ăn quá cứng, đánh răng quá mạnh gây tổn thương niêm mạc

Do thiếu dinh dưỡng: vitamin B, sắt, kẽm

Do rối loạn hệ thống miễn dịch, hoặc tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bị khô miệng dẫn đến lở loét.

Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả:

Trị nhiệt miệng bằng mật ong: Theo kết quả nghiên cứu khoa học, mật ong có khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn cực hiệu quả, từ dân gian, cách đánh bay nhiệt miệng bằng mật ong đã trở thành một phương pháp mang lại hiệu quả tuyệt vời được các mẹ áp dụng. Mẹ có thể cho con ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông nhúng mật ong và thấm trực tiếp vào vùng bị lở loét, sẽ giúp cơn đau nhiệt miệng dịu dần và hết hẳn. Lưu ý, không áp dụng cách này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nhé.

Cho bé ngậm chất chát:Những chất chát có sẵn từ thiên nhiên như: vỏ xoài, chè xanh, húng chanh...Có tính sát trùng, khi ngậm chúng vào miệng sẽ giúp triệt tiêu vi khuẩn, vi trùng đồng thời làm lành những nốt lở loét. Chỉ cần cho con ngậm những nguyên liệu này, sẽ giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Nước ép cà chua: Với tính thanh mát, cà chua có tác dụng giải nhiệt và đẩy nhanh quá trình lành bệnh, viêm lở loét, bạn chỉ cần chọn cà chua tươi sống, ép thành nước sinh tố và cho con uống mỗi ngày, cơn đau nhiệt miệng sẽ giảm đi đồng thời vết loét cũng mau chóng lành lại.

Nước cam, chanh: Bản thân nước cam chanh không có tác dụng chữa nhiệt miệng, tuy nhiên lượng viatmin c dồi dào có trong nó lại giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp vượt qua những cơn bệnh do vi rút-vi khuẩn gây ra. Mỗi ngày hãy cho con uống 1 ly cam ép để cơ thể con khoẻ mạnh đồng thời được cấp nước đầy đủ nhé.

Lá rau ngót:Đây không chỉ là món ăn thanh mát và dinh dưỡng, mà với lá rau ngót còn có khả năng làm lành vết lở loét cực hiệu quả. Mẹ chỉ cần rửa sạch lá rau ngót sau đó giã nhuyễn trộn với một ít muối hoặc mật ong, dùng bông tăm thấm đều vào hỗn hợp này, sau đó thoa lên chỗ bị nhiệt sẽ giúp sát khuẩn, làm mát giảm cảm giác đau và hết bệnh nhanh chóng.

Dùng quả khế chua: Đây là “bài thuốc” trị nhiệt miệng đơn giản, nhờ tính thanh nhiệt mát lạnh cao, mẹ có thể dùng 2 quả khế giã nát, sau đó đun sôi khoảng 15 phút, để nguội rồi cho bé uống, bạn có thể bỏ thêm dường phèn để bé dễ uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, đồng thời thúc đẩy nhanh lành vết lở loét.

Ngoài ra nên cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, tránh thức ăn đặc, cay nóng vì sẽ làm nhiệt miệng thêm lở loét, dùng một số loại thuốc đặc trị nhiệt miệng, nhớ đọc kỹ thành phần để cho con sử dụng, nếu tình hình chuyển biến nghiêm trọng bé sốt cao, sụt cân, đau khóc, đau vùng bụng, trong phân chứa máu hoặc chất nhầy... thì nên đến gặp bác sĩ.


Bình luận