Cách phòng muỗi và côn trùng đốt cho bé yêu hiệu quả

Mùa hè đến là lúc những nhóc tì chia tay lớp học, thỏa sức vui chơi. Khoảng thời gian này trong năm cũng là mùa côn trùng phát triển mạnh. Mẹ sẽ thường rất hay thấy bé yêu của mình trở về nhà với “chiến tích” là 1,2 vết muỗi đốt, sâu bọ hay côn trùng cắn trên da. Làm thế nào để phòng và điều trị muỗi đốt, xoa dịu những vết đốt này để trả lại làn da mịn màng và giúp bé yêu thoải mái nô đùa trong hè? Mẹ không nên bỏ qua những mẹo dân gian cực hay dưới đây:

Khử độc và khử trùng vết đốt


Một số loại côn trùng sau khi đốt không những khiến bé khó chịu mà còn để lại nọc độc nguy hại cho sức khỏe. Mẹ nên chú ý sử dụng những mẹo sau đây khi bé bị các côn rùng độc cắn:

Dấm: Dấm có tác dụng tức thì với những vết ngứa, sưng do côn trùng đốt. Dấm càng đặc lại càng hiệu quả. Mẹ nên chọn sử dụng dấm táo để bôi lên vết đốt của con, nhất là những vết do bị ong chích để hóa giải nọc độc.

Vỏ chuối: Quả ngon thường ngày bé ăn giờ đây lại cực hữu hiệu trong việc xát trùng vết côn trùng đốt. Vỏ chuối có đặc tính kháng khuẩn và hàm lượng oxy hóa cao. Xát vỏ chuối lên vết đốt có thể giúp giảm khả năng nhiễm trùng vết đốt ở trẻ nhỏ

Giải pháp chống ngứa

Đối với rất nhiều bà mẹ, việc khó khăn nhất khi trẻ bị côn trùng đốt đó là ngăn cản con sao cho đừng cố gãi hay làm trầy xước da. Muốn thực hiện được điều này, ta cần giúp bé giảm ngay cơn ngứa ngáy ở vết đốt. Có lẽ rất nhiều mẹ sẽ gợi ý dùng kem dưỡng da, kem chống ngứa hay các loại kem có chứa hydrocortisone được bán phổ biến tại các siêu thị và nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn dùng thuốc Tây, ta vẫn có thể sử dụng ngay các thực phẩm có trong chính căn bếp nhà mình:

Cồn 70 độ: Bôi một chút cồn lên vết muỗi đốt rồi để khô cũng có tác dụng làm giảm ngứa hiệu quả cho bé. Nếu mẹ lo cồn nóng, có thể hòa loãng cồn với nước đun sôi để nguội.

Một số vết côn trùng cắn có thể để lại nốt sưng đỏ hoặc tím thẫm rất to. Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng:

Đá lạnh: Đừng bao giờ quên “sức mạnh” của đá trong việc làm giảm vết sưng. Mẹ có thể lấy vài viên đá sạch bọc trong khăn xô, chườm lên vết đốt liên tục trong 10 phút không những làm tê vết đốt mà còn giúp đỡ sưng.


Trị muỗi đốt côn trùng cắn hiệu quả với tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm : tràm là loại cây có rất nhiều ở Việt Nam đặc biệt là ở xứ Huế. Tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng tuyệt vời với trẻ nhỏ.

Các nhà khoa học phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có hai hoạt chất có tác dụng rất tốt là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Năm 2008, nghiên cứu tại Viện Pasteur Tp.HCM cho thấy hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1 còn hoạt chất Eucalypton có tác dụng diệt khuẩn cao.

Dau tram có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng và điều trị muỗi đốt , côn trùng cắn hiệu quả, khi bé bị muỗi đốt dùng dầu tràm xoa vào vết đốt sau đó thì vết đốt sẽ không bị sưng.

Cách dùng dầu tràm để trị muỗi đốt

– Phòng muỗi: chính nhờ thành phần Eucalyptol và α-Terpineol mà muỗi rất sợ nên khi bôi dầu tràm lên da gần như muỗi, côn trùng không dám đến gần và gây hại cho bé.

– Trị muỗi: Khi muỗi đốt, con muỗi sẽ nhả nước bọt của nó vào vị trí đốt ngăn sự đông máu để nó có thể hút máu dễ dàng, đồng thời gây tê để người bị đốt không cảm nhận được ngứa, chính nhờ 2 hoạt chất nói trên có trong dầu tràm trung hòa hết nước bọt của con muỗi làm cho vết cắn hết sưng đỏ, ngứa ngáy.


– Cách dùng: Thoa dầu tràm lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi, thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.

Ngoài ra, dầu tràm còn dùng trị các bệnh hôi chân và hôi nách, ra mồ hôi chân tay vô cùng hiệu quả. Hoặc dùng ngâm chân cho người bị mất ngủ, đau mỏi cơ bắp.

Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà, vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà.


Bình luận