​Cách phân biệt Dầu tràm tốt, Dầu tràm kém chất lượng

Hơn nữa Dầu tràm là loại lành tính nên được ưu tiên sử dụng cho mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, người già, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các bé có làn da nhạy cảm, dễ tổn thương.

Nhưng hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại Dầu tràm của nhiều Cơ sở sản xuất khiến cho người tiêu dùng, nhất là người mới dùng lần đầu, người chưa có kinh nghiệm khó có thể chọn được loại Dầu tràm tốt.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, với sự am hiểu tường tận về Dầu tràm, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn một số cách đơn giản, dễ hình dung nhất để các bạn có thể phân biệt được đâu là Dầu tràm tốt, đâu là Dầu tràm kém chất lượng và đâu là Dầu tràm giả.


Thứ 1, phân biệt bằng thị giác (quan sát):

– Dầu tràm nguyên chất có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt nhưng nhìn sóng sánh tinh dầu. Để lâu thì màu vàng có sậm đi và trong suốt hơn nhưng không phải vàng đậm. Màu sắc của tinh dầu sẽ không hề thay đổi khi bạn đổ vào bất cứ chai, bình nào khác.

– Lắc mạnh chai Dầu tràm nguyên chất chỉ có bọt nhỏ nổi lên nhưng chỉ sau ít giây bọt đó sẽ tự vỡ hết. Nếu bạn mua một chai dầu mà lắc bọt nổi lên nhiều và để lâu mới hết thì chắc chắn dầu đó có pha tạp chất khác.

Thứ 2, phân biệt bằng khứu giác (ngửi): Dầu tràm nguyên chất có mùi hương dịu nhẹ rất thơm nhưng không phải thơm cay nồng, nóng như các loại dầu khác. Có thể lúc đầu khi mới ngửi bạn sẽ thấy hơi hắt nhưng càng về sau Dầu tràm càng có mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu.

Thứ 3, phân biệt bằng xúc giác (bôi lên da): Dầu Tràm nguyên chất khi thoa lên người không hề bị nhờn, rít, không bị mẩn đỏ.

Thứ 4, về giá thành sản phẩm: Hiện tại giá thu mua lá tràm tươi rơi vào khoảng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg tùy vào từng thời điểm, để nấu được 500ml Dầu tràm nguyên chất phải mất khoảng 1,5 tạ lá tràm tươi và nấu trong vòng 5 – 6 giờ đồng hồ. Tính sơ bộ từ nguyên liệu, nhân công nấu, nhiên liệu đun, dụng cụ, chai lọ, … để có được 500ml Dầu tràm nguyên chất phải mất khoảng từ 750.000 – 800.000 đồng. Theo tính toán, hạch toán kinh doanh thông thường bạn có thể nhận thấy nếu đã là Dầu tràm nguyên chất thì 100ml không thể có giá dưới 180.000 đồng.


Nếu dùng 1 chai Dầu tràm nguyên chất để pha trộn thì có thể cho ra 20 – 30 chai Dầu tràm kém chất lượng mà người không sành về dầu khó có thể nhận biết được. Vậy, khi mua loại dầu rẻ tiền thì bạn nên cân nhắc vì chắc chắn đó là hàng kém chất lượng, có thể là dầu giả sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình mình.

Thứ 5, đánh giá thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước: Trong tinh Dầu tràm có các thành phần quan trọng như: Cineol, Eucalyptol, α-Terpineol, … trong đó hàm lượng Cineol phải đạt từ 40% trở lên thì mới được công bố đạt tiêu chuẩn Dầu tràm. Vậy, bạn nên chọn mua dầu đã được kiểm định của Nhà nước về hàm lượng các chất trong tinh dầu thì sẽ an tâm hơn khi sử dụng.


CÔNG DỤNG:

– Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió.

– Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.

– Có khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.

– Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc, …

– Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chứng hôi chân, nhiễm trùng móng và đau chân.

– Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ khỏi.


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:

Cách sử dụng:

– Dùng chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho:

Cho khoảng 5 giọt dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi (muỗi rất sợ dầu tràm).

Khi bé bị ho hãy dùng dầu tràm xoa lên tay sau đó dùng tay xoa lên lưng, ngực và cổ của bé sẽ giúp các nhóc đỡ ho, nếu bé ngạt mũi đừng xoa dầu tràm trực tiếp lên mũi hãy quàng cho bé một chiếc khăn để giữ ấm cổ và xức dầu tràm lên khăn. Điều này cũng có thể sử dụng để tránh gió cho bé trước khi đi ra ngoài.

Khi bé bị ho nhiều về nửa đêm và sáng bạn có thể sử dụng dầu tràm để massage lòng bàn chân và day nhẹ vào huyệt Dũng tuyền (chỗ lõm ở giữa 1/3 lòng bàn chân về phía ngón) trong vòng 2-3 phút, sau đó đi tất mỏng vào để giữ ấm chân. Cách này cũng hiệu quả đối với người lớn.

– Bôi các vết thương do côn trùng cắn:

Khi côn trùng như kiến, muỗi … cắn chúng ta có thể xoa dầu tràm lên vết cắn sau 2-3 phút là vết cắn sẽ hết đỏ.

– Chữa đầy hơi, đau bụng do khó tiêu hóa:

Khi trẻ có triệu chứng đầy hơi ở bụng do khó tiêu hóa, bố mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt dầu tràm ra tay và thoa đều lên bụng, việc này sẽ giúp làm nóng bụng tống hơi ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.


Bình luận