9 cách bảo vệ sức khỏe cho em bé bằng tinh dầu tràm

Trước một môi trường sống không thể an toàn như trong bụng mẹ, trẻ cần lắm sự chăm chút bảo bọc của mẹ! Dầu tràm, nếu biết cách sử dụng hợp lý, sẽ giúp mẹ chăm sóc con yêu ngay từ những năm tháng đầu đời.

Cùng Dầu tràm Bé Yêu khám phá 9 cách sử dụng dầu tràm để chăm sóc con yêu của bạn nhé!

1/ Tắm sát khuẩn và loại bỏ vi trùng trên da

Vì sao: Trong dầu tràm có hoat chất α-Terpineol. Hoạt chất này không chỉ có hương thơm dễ chịu như hương của hoa cà, mà còn có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng kháng khuẩn của hoạt chất α-Terpineol. Theo kết quả công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Dịp và CN Hồ Hữu Dụng (Đề tài NCKH Bộ Y Tế năm 1996), α-Terpineol thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn kháng nấm ở dạng tiếp xúc (bôi thoa), đặc biệt hơn là ở điều kiện bay hơi . Do đó, khi sử dụng dầu tràm tắm cho bé, mẹ đã giúp bé loại bỏ các vi khuẩn, nấm có nguy cơ gây bệnh cho bé.


Như thế nào: Hòa hòa 5ml dầu tràm vào 1 chậu nước và tắm cho bé như bình thường.

Mách bạn: Dầu tràm không nhờn dính nên bạn không cần tắm lại bằng xà phòng sau khi đã tắm cho bé bằng dầu tràm.

2/ Massage tạo cảm giác dễ chịu cho bé

Vì sao: Trong dầu tràm có hoạt chất Eucalyptol (hay còn gọi là 1,8 – Cineol) chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%. Ceneol có khả năng làm nóng, do đó giúp lưu thông khí huyết. Còn theo y học cổ truyền, dầu tràm mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế, có công dụng hoạt huyết khu phong. Do đó, dầu tràm vẫn được ông bà ta sử dụng như một loại dầu dùng để massage tại nhà.

Như thế nào: Thoa 1-2 giọt dầu tràm lên tay bạn, sau đó nhẹ nhàng massage toàn thân cho bé. Hương thơm thảo mộc từ dầu tràm còn giúp cả mẹ và bé được thư giãn.

Mách bạn: Dầu tràm không nhờn dính. Tuy có tính nóng, nhưng khi thoa lên da, dầu tràm tạo cảm giác mát dịu. Do đó, mẹ nên lưu ý, tránh thoa quá nhiều dầu tràm cùng một lúc cho bé, nhất là các bé có làn da nhạy cảm.

3/ Giữ ấm cơ thể


Vì sao: Theo y học cổ truyển, dầu tràm có tính ấm, vào hay đường kinh tỳ và phế. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng dầu tràm như một liệu pháp giúp giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.

Như thế nào: Sau khi tắm cho bé, mẹ có thể thoa một chút dầu tràm lên ngực và lòng bàn tay, bàn chân của bé. Mẹ cũng nên làm thế cho bé trước khi ra ngoài trời lạnh, gió.

4/ Phòng và chữa cảm lạnh, phong hàn

Vì sao: Theo dược học cổ truyền, lá tràm có mùi thơm, tính ấm nên khi được chiết xuất thành dầu tràm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, an thần, tiêu đờm, sát khuẩn.

Còn theo y học, trong dầu tràm có chứa hai thành phần Eucalyptol (1,8 – Cineol, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có khả năng giảm đau, sát khuẩn và α-Terpineol chiếm tỉ lệ 5-12% cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Do đó, dầu tràm nếu dùng đúng cách có thể phòng ngừa đừa các triệu chứng của bệnh cảm.

Như thế nào: Mẹ hãy thoa dầu tràm trực tiếp vào lòng bàn tay, bàn chân, cổ … sau khi tắm và trước khi tiếp xúc với trời lạnh.

Mách bạn: Mẹ tránh thoa dầu tràm lên mặt, đặc biệt là vùng mắt của bé nhé.

5/ Giảm ho

Vì sao: Eucalyptol (1,8 – Cineol, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có khả năng giảm đau, sát khuẩn nhẹ, kích thích long đàm. Đây là thành phần thường được sử dụng trong các loại thuốc ho.

Như thế nào: Khi bé bị ho, mẹ có thể dùng dầu tràm xoa vào tay mình, sau đó massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Hoặc có thể thoa vào bàn chân và massage huyệt Dũng tuyền (chỗ lõm giữa 1/3 lòng bàn chân tính từ ngón chân bé) trong 5 phút.

6/ Giảm ngạt mũi

Như thế nào: Khi bé bị ngạt mũi, chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm vào khăn và quấn quanh cổ bé. Cách làm này vừa giúp giữ ấm vừa giúp bé giảm triệu chứng ngạt mũi.

Mách bạn: Vì trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện, nên để tránh gây ra tác dụng ngược hoặc tác hại nguy hiểm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp dầu tràm lên mũi bé.

7/ Giảm đau bụng, đầy hơi khó tiêu


Vì sao: Do trong dầu trong dầu tràm có chứa thành phần Cineol có tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới da. Khi thoa dầu tràm lên da, kết hợp massage vùng bụng, cineol nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu. Việc này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện (xì hơi) nên giúp giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

Như thế nào: Khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu tràm ra tay, sau đó massage lên vùng bụng bằng các đầu ngón tay, theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé ra ngoài. Mẹ nên massage nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da của bé.

8/ Trị côn trùng cắn

Vì sao: Như mẹ đã biết, thành phần Eucalyptol (1,8 – Cineol, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có khả năng giảm đau, sát khuẩn.

Như thế nào:Khi trẻ bị muỗi và các loại côn trùng cắn, mẹ chị cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn. Vết cắn sẽ dần hết đỏ và giảm đau và ngứa cho trẻ mà không để lại dấu vết.

9/ Xông hơi thư giãn, làm sạch không khí

Vì sao: Vào những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh hầu như chỉ ở trong nhà (trừ những lúc được mẹ đưa đi khám bệnh, tiêm ngừa hoặc tắm nắng). Do vậy, xông hơi, làm sạch không khí trong phòng ngủ của bé là vô cùng cần thiết. Cách làm này giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại, đuổi muỗi và các loại côn trùng. Bên cạnh đó, hương thơm dịu mát, thanh khiết của dầu tràm cũng là liệu pháp thư giãn có lợi cho sức khỏe.

Như thế nào:

– Nhỏ 3-4 giọt dầu tràm vào một ly nước nóng (thể tích 100-200ml), tinh dầu tràm bốc hơi sẽ giúp thư thái đầu óc.

– Đốt tinh dầu: cho nước vào 2/3 đĩa đựng tinh dầu sau đó nhỏ khoảng 5-7 giọt tinh dầu tràm rồi bật đèn. Mẹ có thể kết hợp với những bản nhạc không lời nhẹ nhàng, giúp cả hai mẹ con cùng được thư giãn trong không gian thơm dịu với dầu tràm.

– Làm sạch không khí: nhỏ 2-3 giọt dầu tràm vào một miếng bông gòn, sau đó để ở góc phòng. Cách làm này vừa giúp làm sạch không khí, ướp hương cho căn phòng mà vừa giúp đuổi muỗi hiệu quả (vì muỗi rất sợ mùi tinh dầu tràm).



Bình luận