6 Thói Quen Cực Tốt Bà Bầu Nào Cũng Cần Duy Trì

Mang thai là giai đoạn khá khó khăn trong cuộc đời người phụ nữ, không những bồi bổ cho bản thân mẹ mà còn phải chăm sóc cho thiên thần bé nhỏ của mình.

Sau đây là những thói quen mẹ bầu cần phải duy trì để tốt cho mẹ lẫn con

1. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều.


Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết, mẹ bầu có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mất nước có thể khiến mẹ bầu sinh non. Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước.

Mẹ bầu nên cố gắng đảm bảo 2.3l – 2.6l nước mỗi ngày và từ 3 lít nước trở lên trong giai đoạn cho con bú. Có thể pha nước với trái cây, dưa chuột, nước cốt cam hoặc thảo dược cũng rất hiệu quả.

2. Bổ sung vitamin

Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học góp phần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu vẫn cần phải bổ sung một số vitamin trong chế độ ăn uống để cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt.

Ở phụ nữ có thai, hàm lượng vitamin C trong máu và trong bạch cầu (kho dự trữ chất này) thường giảm sút. Nếu không có đủ vitamin C trước và trong thai kỳ sẽ dẫn tới mẹ dễ bị vỡ màng ối sớm.


Vitamin A giúp thai nhi tăng trưởng tế bào não, nhưng các khuyến cáo đưa ra là mẹ chỉ nên ăn thức ăn chứa vitamin A chứ không nên bổ sung vitamin A vì nếu thừa có thể gây ngộ độc cho thai nhi. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhu cầu vitamin A của phụ nữ mang thai chỉ nên dừng lại ở mức yêu cầu trung bình là 1232.1 iu/ngày (khoảng 370 mg retinol). Nếu lượng vitamin A vượt quá mức tương đương 3000 mcg retinol ( 10.000 iu) có thể gây khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ có thể dùng Beta-caroten hay còn gọi là tiền vitamin A, sẽ an toàn hơn. Beta-caroten có trong ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cà chua, xoài, mơ và rau cải xoong.

Mẹ có thể chọn một viên thuốc bổ tổng hợp khi đang cố gắng thụ thai hoặc trong những trường hợp mang thai đặc biệt. Những vitamin này sẽ giúp mẹ có được những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, bao gồm cả axit folic và sắt. Loại mẹ bầu nên sử dụng là viên vitamin tổng chứa đầy đủ các vitamin gồm B1, 2, 3, 5, 6; K; D3; E và các loại khoáng chất canxi, sắt, phốt-pho, DHA, kẽm, i-ốt, selen, đồng, magie, mangan

3. Tích cực vận động

Trong thai kỳ, vận động và luyện tập thể dục điều độ chính là chìa khóa giúp mẹ bầu mở cánh cửa “vượt cạn” tự nhiên thành công. Tập luyện ở mức vừa phải và duy trì thường xuyên giúp cơ thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ, sinh nở. Đồng thời nó cũng giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi sinh.

4. Chú ý tập Kegel

Tập Kegel là một khái niệm không còn quá xa lạ với các bà bầu thời hiện đại, khi việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng và phát triển như hiện nay. Bài tập này khá đơn giản, chỉ tốn khoảng vài phút mỗi ngày, thậm chí có thể tập luyện khi đang làm những công việc khác nhưng hiệu quả của nó lại vô cùng bất ngờ.

Hít vào một hơi thật sâu ở bụng, đồng thời thả lỏng tất cả các cơ thành bụng và sàn chậu. Khi thở ra, hãy tưởng tượng bạn đang cuộn các cơ của cụm cơ ngang bụng để ôm sát vào em bé và nâng lên từ phái sàn chậu.


Tập luyện ít nhất 3-4 lần một ngày và tập thường xuyên để giữ vùng sàn khung xương chậu chắc khỏe, đủ sức "chiến đấu" với mọi thời điểm trong mang thai và sinh nở. Kể cả sau sinh, bạn cũng nên tập Kegel để tránh chứng tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu và làm cho đời sống "chăn gối" thêm phần nồng nhiệt hơn.

5. Duy trì mối quan hệ lành mạnh với đồ ăn

Bạn không cần phải có một chế độ ăn uống đặc biệt, nhưng điều quan trọng là ăn nhiều loại thức ăn khác nhau mỗi ngày để có được sự cân bằng dinh dưỡng mà bạn và em bé của bạn cần. Bạn sẽ thấy rằng bạn đói hơn so với bình thường, nhưng bạn không cần phải “ăn cho 2 người”. Các bà bầu nên tiếp cận chuyện ăn uống với sự linh hoạt và sự cảm thông dành cho cơ thể mình. Bằng cách cho phép bản thân ăn những gì bạn thích và đáp lại dấu hiệu đói, nó của cơ thể.

6. Ngủ đủ và ngủ ngon

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai trở nên quá tải do phải nuôi dưỡng một mầm sống mới. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày là việc rất có ích. Giữ tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng, bật một bản nhạc du dương không lời, xoa một ít tinh dầu dịu nhẹ và chìm vào giấc ngủ thật sâu.


Hãy duy trì những 6 thói quen trên để có một sức khỏe thật tốt chuẩn bị chào đón con yêu của bạn ra đời nhé.


Bình luận