10 triệu chứng bệnh ở con nhỏ bố mẹ nên biết

1. Sốt cao

Trẻ em thường bị sốt do virus trong dạ dày hay nhiễm trùng nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao thì đó có thể là dấu hiệu bệnh nặng cần được điều trị. Đối với bé sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, sốt cao là trên 38°C. Đối vơi trẻ em trên 6 tháng, sốt cao là trên 39°C.

Nếu trẻ sốt kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên đưa bé đi khám. Nếu sốt do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Nếu bé bị sốt kèm đau đầu nặng đến mức không mở mắt ra được, đó có thể là dấu hiệu bệnh viêm màng não. Những căn bệnh khác như cúm hay nhiễm trùng tai cũng có thể gây sốt. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, thậm chí tử vong trong trường hợp sốt cao.

Sốt cao là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm.


2. Cực kì khát nước

Nếu đột nhiên trẻ yêu cầu được uống thêm nước, đặc biệt là vào buổi đêm, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1. Bệnh này thường xuất hiện ở người dưới 20 tuổi với triệu chứng đặc trưng là khát nước vô độ, kèm theo đi tiểu nhiều, mệt mỏi, tiểu đêm, sụt cân.

3. Thở khó

Khi bị sốt, trẻ thường gầm ghè thường xuyên kèm theo thở khò khè. Nhưng nếu trẻ không bị sốt mà việc thở gấp là biểu hiện hàng ngày của trẻ, thì bạn nên đưa bé đi khám.

Khó thở, đặc biệt khi chơi thể thao hoặc vận động, là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu có một âm thanh đặc trưng như tiếng huýt sáo khi bé thở ra, đó là dấu hiệu rõ ràng của bệnh hen suyễn.

Nếu khó thở kèm theo môi thâm xanh tím, bé có thể bị viêm phế quản. Chỉ cần thở nhẹ thôi cũng tiêu hao rất nhiều năng lượng của trẻ, khiến trẻ phát bệnh

Khó thở kèm môi thâm, có thể bé đã bị viêm phế quản.

4. Đau bụng kéo dài

Trẻ thường than đau bụng để trốn học hoặc trốn ăn những món mà bé không thích. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau thật và đau nặng, và cả tuần bé cứ liên tục than đau bụng thì bạn nên đưa trẻ đi khám. Nếu cơn đau nằm ở vị trí bụng thấp bên phải kèm theo ốm, nôn mửa, tiêu chảy và mềm bụng thì đó có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa.


5. Đau khi đi tiểu

Nếu bé than phiền con bị đau mỗi khi đi tiểu, có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo thận.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, nôn ói, cáu gắt, biếng ăn. Trẻ lớn hơn thì thường xuyên mót tiểu, nước tiểu hôi mùi và bé bị sốt.

Đau khi đi tiểu cũng có thể do bị kích ứng hoặc chấn thương ở bộ phận sinh d.ục. Ở bé gái, có thể là nhiễm trùng âm hộ do dị ứng sữa tắm hoặc thói quen ngâm mình trong bồn tắm xà phòng. Tóm lại, bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu bé bị đau khi đi tiểu, hoặc không thể đi tiểu.

Đau rát khi đi tiểu là dấu hiệu bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Cực kì mệt mỏi

Trẻ nhỏ thường rất nhanh và năng động, nhưng nếu trẻ tỏ ra mệt mỏi hoặc chẳng có chút năng lượng nào cả dù đã được cho ăn, cho ngủ thì đó là dấu hiệu nguy hiểm. Bé có thể bị thiếu máu, hấp thu kém, bệnh tim, thận, dị ứng, nhiễm vi sinh hoặc bệnh miễn dịch, thậm chí ung thư.

7. Nôn ói liên tục

Ho nhiều, khóc nhiều, ăn nhiều hoặc các triệu chứng ở dạ dày có thể khiến trẻ nôn ói. Nhưng nếu trẻ không thể nuốt dù chỉ một lượng nhỏ nước hoặc thực phẩm lỏng, thì bé sẽ bị thiếu nước. Các dấu hiệu thiếu nước bao gồm ít đi tiểu, mắt trũng, ngủ mê mệt, môi khô, quấy khóc mà không ra nước mắt. Bạn có thể đưa bé đi khám để được truyền dịch.

Nếu trẻ nôn ra máu, hãy đưa bé đi khám ngay vì có thể bé bị tắc ruột. Bên cạnh đó, nếu sau khi bị té ngã, trẻ có triệu chứng nôn ói, mất tỉnh táo hoặc rối loạn phương hướng, đó có thể là dấu hiệu chấn thương sọ não nguy hiểm.


8. Sưng mặt

Sưng mặt thường là dấu hiệu dị ứng (chủ yếu là dị ứng thực phẩm, độc côn trùng cắn hoặc bị ong đốt), có thể dẫn tới sốc phản vệ.

Bé cũng có thể bị viêm nhiễm, suy giáp, quai bị, chấn thương sọ... Vì thế hãy đưa trẻ đi khám gấp để được chẩn đoán kịp thời.

Trẻ bị sưng mặt là dấu hiệu nguy hiểm của sốc phản vệ.

9. Môi thâm

Thời tiết lạnh có thể khiến môi của bé bị thâm. Nhưng nếu môi bé đột ngột bị thâm không rõ nguyên do, có thể bé đã mắc chứng xanh tím. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do thiếu oxy trong máu hoặc tuần hoàn máu kém.

Môi thâm cũng là dấu hiệu cho thấy bé bị bệnh tim, viêm phổi, hen suyễn hoặc một số bệnh hiếm khác gây khó thở.

10. Phát ban dữ dội

Phát ban là triệu chứng thông thường ở trẻ và không đáng lo ngại lắm. Nhưng nếu phát ban đi kèm sốt, nôn ói, thở khò khè, khó nuốt, đau bụng và khó thở thì bạn nên đưa bé đi khám. Đây có thể là dấu hiệu sốc phản vệ. Nếu những nốt phát ban có màu đỏ nhưng lại chuyển thành trắng khi ấn vào, thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm màng não.

Vì tương lai của con yêu, bố mẹ đừng bao giờ chủ quan dù là những triệu chứng nhỏ nhất. Đối với trẻ nhỏ còn chưa biết gì, đau cũng không biết kêu la thế nào cho bố mẹ hiểu, thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám chứ đừng tùy tiện áp dụng các phương pháp dân gian mà "tiền mất tật mang" nhé.


Bình luận