​Tìm hiểu về 4 loại da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà mẹ cần nắm


Chăm sóc sức khoẻ làn da con nhỏ không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và chuyên nghiệp của bậc cha mẹ, mà còn phải có kiến thức nền tảng, hiểu biết nhất định về làn da con mình, để có “chế độ” chăm sóc phù hợp.

Da bé rất không chỉ mềm mịn, đáng yêu mà còn rất mỏng manh dễ bị tổn thương trước tác động bên ngoài, chỉ cần một tấm khăn quấn không được mịn cũng sẽ làm da bé cưng bị tổn thương. Vì thế đòi hỏi cha mẹ phải có sự cẩn thận và đặc biệt tỉ mỉ.

Làn da bé không chỉ có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài mà đây còn là cơ quan quan trọng giúp bé phát triển cảm giác, nên cha mẹ cần phải hiểu rõ để có thể chăm dưỡng một cách tốt nhất.

Làn da bé có 4 loại: Da thường, da khô, da chàm thể tạng, da nhạy cảm, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và cần có chế độ chăm sóc phù hợp khác nhau mà mẹ cần nắm để hiểu và có những cách chăm sóc con tốt hơn nhé.

1. Da thường:

Da thường là loại da phổ biến đối với trẻ nhỏ, có thể nói khi bé sở thuộc làn da thường, bạn sẽ nhẹ nhàng và bớt lo hơn trong việc sợ con sẽ gặp các rắc rối liên quan đến da bị chàm thể tạng hay nhạy cảm, dễ dị ứng. Bé cưng nhà bạn sẽ sở hữu loại da thường nếu có những đặc điểm sau:

Da bé mịn màng, mềm mại, hồng hào

Da có độ đàn hồi tốt

Không có dấu hiệu bị khô, bong tróc

Ít bị kích ứng

Tuy da thường rất tốt đối với trẻ, nhưng không đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể chăm sóc hời hợt, qua loa. Vì lúc này da vẫn còn non chưa trưởng thành, hơn nữa da bé cũng không thể tự duy trì được độ ẩm bình thường như người lớn. Đối với làn da thường cha mẹ cần có chế độ chăm sóc như:

Cho con uống nhiều nước, ăn nhiều thục phẩm giàu chất dinh dưỡng, tránh xa những yếu tố gây dị ứng, lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ để tắm và làm sạch da bé.

2. Da Khô

Đây cũng là một loại da dễ gặp ở trẻ nhỏ. Khi bé cò làn da khô sẽ có những biểu hiện như:

Da thô ráp, có vết nứt nhỏ trên da, dễ bong tróc khi bị cọ xát, xuất hiện đổm đỏ...Đối với loại da khô, khi không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về da như: Vảy nến, bị chàm, viêm da... Sẽ làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu thậm chí là viêm da.

Vậy đối với da khô cha mẹ phải đối phó làm sao?

Nên cho con uống nhiều nước, ở môi trường nhiệt độ thấp, mát, tránh gió...Trước khi tiếp xúc với ánh nắng nên thoa kem chống nắng cho con. Ngoài ra mẹ nên sử dụng dòng sữa tắm có tính dưỡng ẩm cao, đồng thời dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng da, cho bé mặc quần áo mềm mịn từ cotton để tránh cọ xát.

3.Da chàm thể tạng:

Da bé mỏng hơn 20% so với da người lớn nên rất dễ mất nước và khô da, vì thế con cần được chăm sóc cẩn thận và đặc biệt hơn so với những đứa trẻ có làn da thường khác. Da bé thuộc da chàm thể tạng nếu có những biểu hiện sau đây:

Da bé cực kỳ khô, da bị ngứa đôi khi dẫn đến mất ngủ, có những vết bong da và sần sùi, các vết đỏ khô, sần sùi thường xuất hiện theo chu kỳ.

Rút ngắn thời gian tắm cho bé, sử dụng sữa tắm có thành phần thiên nhiên lành tính, không tạo hương vì rất dễ dị ứng.

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng bé, thoa kem dưỡng ẩm

Cho bé mặc đồ thoải mái, chất vải mềm mịn

4. Da nhạy cảm:

Da bé dễ nhạy cảm, nhưng có bé còn có làn da nhạy cảm vượt mức cho phép rất dễ dị ứng với các thành phần sữa tắm, kem dưỡng da, dị ứng thời tiết điều này khiến bé dễ gặp các tình trạng như hãm tã, rôm sẩy...

Vì thế chăm sóc em bé có làn da nhạy cảm đòi hỏi phải có độ tỉ mỉ, cẩn thận để tránh kích ứng như dùng sữa tắm không hương liệu chất tạo mùi, hoặc mẹ có thể dùng dầu tràm con yêu để tắm cho bé. Mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 10 phút.

Ngoài ra nên cho con ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều trái cây, rau củ quả và thức ăn giàu canxi để làm giảm nguy cơ kích ứng.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn cha mẹ đã hiểu thêm và xác định được về làn da của con yêu mình để từ đó có thể chăm sóc nuôi dưỡng con tốt nhất rồi phải không nào? Chúc các mẹ thành công nhé


Bình luận