​NHỮNG THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN DẶM

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khoẻ và duy trì sự phát triển của bé, nhưng không phải vậy mà mẹ có thể đưa bất cứ loại thực phẩm nào vào danh sách món ăn dặm cho bé. Vậy mẹ nên cho bé ăn gì trong từng giai đoạn ăn dặm?

Thời gian đầu, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày với các loại rau củ có vị dễ tiếp nhận và dinh dưỡng phù hợp, khi quen dần thì mẹ bắt đầu tăng tần suất lên ăn lên 2-3 bữa/ngày tuỳ vào nhu cầu của con. Nhưng phải đảm bảo có mặt đầy đủ 4 nhóm thực phẩm dưới đây:

Nhóm chất đạm: Protein không chỉ là “vật liệu” xây dựng tế bào, cơxương mà đây còn là nguyên liệu cho việc sản sinh các dịch tiêu hoá, men, hooc môn và các kháng thể, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và cung cấp một nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể bé. Vì thế hãy bổ sung cho trẻ chất đạm từ những món chế biến như thịt,cá, tôm, các loại đậu, gạo nếp mẹ nhé.

Nhóm bột đường: Nhóm thực phẩm có nhiều trong tinh bột các món như: tinh bột gạo, bột ngũ cốc, mẹ có thể trộng chúng với sữa để tập ăn dặm cho bé. Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm thì hãy chế biến những nguyên liệu gạo, bún, phở....thành những món dễ ăn nhất cho bé. Tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình cấu tạo nên tế bào, rất cần thiết đối với sức khoẻ của trẻ.

Nhóm chất xơ: Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho con ăn khoảng 1 muỗng ra củ quả, sau này tăng dần lên 2-3 muỗng trộn với cháo hoặc bột, vì đây là những món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, điển hình như các loại rau: cần tây, củ cải, cà rốt, súp lơ, bí xanh...Vừa giúp bé dễ tiêu hoá tránh tình trạng táo bón, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bế chậm tăng cân, nên cha mẹ hãy cho đúng liều lượng thôi nhé.

Nhóm chất béo: Đây là thành phần của màng tế bào và mô não của trẻ, cũng vừa là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho bé. Những chất béo được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của trẻ là những chất béo có nguồn gốc thực vật, giàu acid béo, vitamin E như dầu nành, dầu mè, dầu hướng dương...

Những thực phẩm mẹ cần tránh khi cho bé ăn dặm vì hệ tiêu hoá bé sẽ gặp khó khăn khi xử lý như:

Nước cam nguyên chất: Dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho con uống cam ép nguyên chất, vì trong nước cam chứa nhiều axit gây hại cho tiêu hoá của be, hơn nữa chúng cũng ảnh hưởng không tốt đến men răng mới hình thành của bé.

Các loại gia vị: Muối, đường, mật ong là những thực phẩm gia vị không tốt cho sức khoẻ của trẻ nếu dùng sai cách, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ hạn chế không dùng chúng trong chế biến thức ăn của bé.

Không nên cho bé ăn vặt: Các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp như: bánh, kẹo, kem,. nước có ga...không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn có thể gây các bệnh rối loạn chuyển hoá sau này của con.


Bình luận