​NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BÉ ĐANG GẶP BỆNH TRẺ EM NGUY HIỂM

Đối với những bậc cha mẹ nào lần đầu tiên “lên chức” thì thật sự rất khó để “đọc vị” nhận thấy được những thay đổi bất ổn về sức khoẻ bé. Cảnh báo bé đang gặp bệnh trẻ em hoặc những căn bệnh nguy hiểm khác tấn công. Vậy làm sao để giúp mẹ có thể nhanh nhạy dễ dàng nhận ra được những dấu hiệu đó?

Từ khi mới lọt lòng, hệ thống miễn dịch của bé thật sự còn mỏng yếu, dễ dàng “ gục ngã” trước mọi sự tấn công từ các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt là các mầm bệnh, vi rút, vi khuẩn...Vì vậy mẹ cần có những kiến thức sơ bộ để nhanhchóng phát hiện và chữa trị kịp thời cho trẻ.

Điểm qua một số dấu hiệu và bệnh trẻ hay mắc phải nhất.

Chướng bụng

Nếu bạn nhận thấy bụng bé có dấu hiệu chướng hoặc cứng, nguy cơ cao là bé đã bị sình bụng hoặc táo bón. Ngoài ra, nếu bé không đi tiêu trong 1 – 2 ngày thì mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm để massage nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, sẽ giúp loại bỏ triệu chứng trên.

Trường hợp bé bị nôn, bụng phình to… rất có thể bé đã gặp các vấn đề về đường ruột. Bạn cần đưa bé đi khám sớm để tìm ra căn nguyên gây nên tình trạng này và can thiệp kịp thời.


Bé có vẻ xanh xao


Nếu bị lạnh, bàn tay và bàn chân của bé thường có màu xanh hơi tái, biện pháp trước mắt mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm, thoa lên lòng gan bàn chân, lưng cho bé để làm ấm cơ thể.


Nhưng hãy để ý khi bé khóc, mặt, lưỡi hoặc môi, da mặt, tay, chân… bé có màu xanh trong khoảng thời gian dài cộng với các dấu hiệu như khó thở hoặc bỏ bú, bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo tim hoặc phổi của bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng.


Ho trong khi bú


Thỉnh thoảng, trẻ sơ sinh có thể ho hoặc nôn trớ trong hoặc sau khi bú vì đây là giai đoạn bé đang học cách bú và tự điều chỉnh khả năng nuốt thức ăn. Nhưng nếu bé bị ho kéo dài hoặc bỏ bú hay tìm cách từ chối khi được cho bú, rất có thể bé đang có vấn đề ở phổi hoặc hệ tiêu hóa. Do đó, nếu trẻ có các dấu hiệu này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.


Khóc quá nhiều


Nếu bé khóc, bạn hãy bồng bé lên và cố gắng làm dịu cơn khóc của bé. Thực tế là có đôi khi trẻ sơ sinh khóc mà không có lý do. Nếu bé cưng của bạn không ngừng khóc dù đã được bú no, ợ hơi, ủ ấm, thay tã sạch sẽ… thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nào đó có liên quan đến tình trạng sức khỏe. Bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay nhé.


Vàng da ở trẻ sơ sinh


Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bilirubin, một chất được sinh ra khi các tế bào máu vỡ, tích tụ trong máu của trẻ. Tình trạng bilirubin tích tụ quá nhiều và không được điều trị có thể gây ra vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vàng da thường xuất hiện ở mặt, rồi lan dần xuống ngực, bụng, cuối cùng lan ra cánh tay và chân. Đôi khi, tròng trắng của mắt cũng có thể bị vàng.


Vàng da nặng (tình trạng vàng da lan xuống tay, chân) thường là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm cần phải được can thiệp y tế kịp thời như: xuất huyết, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn, thiếu enzyme, có vấn đề về gan, tế bào hồng cầu có bất thường…


Suy hô hấp


Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh khó thở, thở khò khè là do mũi của trẻ bị nghẹt. Bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng này bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch nhầy ra, hoặc đơn giản an toàn hơn thì nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm xuống khăn và cho bé ngửi. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu sau, rất có thể bé đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp:


-Thở nhanh hơn 60 nhịp thở trong một phút. Nhưng lưu ý là trẻ sơ sinh thở nhanh hơn người lớn.
-Khi bé thở, các cơ bụng giữa các xương sườn bị hút vào theo từng hơi thở khiến xương sườn nhô cao.
-Hơi thở nóng.Thở rít.
-Da bé tái xanh…


Nếu bé có một trong các dấu hiệu cảnh báo suy hô hấp kể trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.


Trên đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh có thể dẫn tới nguy hiểm ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hết sức chú ý để phát hiện và có những biện pháp chữa trị kịp thời.


Bình luận