​Nguyên nhân sốt xuất huyết và cách phòng ngừa hiệu quả


Mùa hè-luôn là một mùa luôn được các bạn nhỏ háo hức mong đợivới tâm trạng vui tươi, phấn khởi vì những chuyến đi chơi cùng gia đình, hay về thăm quê nội ngoại. Nhưng đây lại là khoảng thời gian âu lo, “mất ăn, mất ngủ” của người lớn vì đây vốn được biết là thời điểm bùng phát của dịch sốt xuất huyết. Các bậc phụ huynh vừa phải lo công việc, vừa phải lo phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho con trong mùa này.

Vậy nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là dịch bệnh do virut Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể người lây bệnh. Dịch bệnh có tính lây truyền rất nhanh, có thể lan từ người này sang người khác với tốc độ chóng mặt. Muỗi là một tác nhân trung gian truyền bệnh khi chích người bị nhiễm bệnh sau đó đốt sang người khác. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có nguy cơ tử vong rất cao, đặc biệt là ở trẻ em.

Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Khi con bị sốt xuất huyết nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng là con bị sốt do virut, sốt cảm...Đến khi con bị sốt kéo dài, nổi ban đỏ thì mẹ mới ngỡ ngàng, điều này vô tình đẩy bệnh nghiêm trọng, gây hại cho con.


Sau đây là những triệu chứng của sốt xuất huyết mà mẹ cần để ý:


-Con bị sốt kéo dài từ 5-7 ngày, kèm theo đau nhức cơ khớp, tê mỏi toàn thân, mỏi mắt


-Sau khi sốt 2-3 ngày cơ thể trẻ sẽ nổi ban đỏ, không ngứa, hình tròn, có thể chìm hoặc nổi và không biến mất.


-Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, chảy máu mũi, máu chân răng.

Nên làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết:

Đối với trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín, bệnh viện lớn để các bác sĩ theo dõi và chữa trị.

-Còn khi trẻ mới bắt đầu có những triệu chứng sốt xuất huyết thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách hạ sốt cho bé, có thể là truyền dịch hoặc bằng thuốc uống. Lưu ý là cần có sự chỉ định của bác sĩ

-Bổ sung cho bé nguồn thức ăn dinh dưỡng ở dạng lỏng, mềm, để cơ thể dễ hấp thu, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Vì khi sốt trẻ không có cảm giác thèm ăn, nhưng lúc này mẹ càng phải cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn bình thường.

-Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin c, trái cây họ cam, quýt...để làm chắc mạch máu, hạn chế tình trạng sốt xuất huyết.

-Không tự ý cạo gió trên đầu hay cơ thể trẻ, vì sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu.

-Sau ngày thứ 3 bị sốt, khi thấy trẻ khoẻ lại bình thường, không nên chủ quan mà cần phải theo dõi, không được cho trẻ vui chơi hoạt động mạnh. Vì đây là giai đoạn nguy hiểm, trẻ dễ bị sốc, khiến bệnh nặng lên. Nguy cơ dẫn đến tử vong thường hay rơi vào giai đoạn này.

Những biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Vì muỗi là tác nhân chính gây bệnh nên vì thế cần phải phòng ngừa và tránh xa chúng.

-Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không tạo điều kiện cho muỗi trú ngụ, sinh sản và phát triển.

-Mắc mùng cho trẻ khi đi ngủ

-Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ

-Dùng bình xịt muỗi, đèn chống muỗi, kem chống muỗi, nhưng để an toàn và hiệu quả, đặc biệt là an toàn cho trẻ sơ sinh thì mẹ nên dùng tinh dầu tràm.

Với mùi hương có tác dụng trị liệu, dầu tràm thật sự hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi, côn trùng trong nhà mà không hề gây khó chịu, nhờn dính hay độc hại như các sản phẩm trên.

Để chống muỗi, côn trùng bằng dầu tràm:

Mẹ xông tinh dầm trong nhà: bằng cách nhỏ 5-6 giọt tinh dầu tràm xuống 4 chén nước để quanh 4 góc nhà, mùi hương dầu tràm sẽ xua đuổi muỗi côn trùng một cách hiệu quả. Hoặc mẹ có thể để tinh dầu vô đèn xôngcũng mang lại hiệu quả tương tự.

-Yên tâm hơn, mẹ có thể thoa một chút dầu tràm trực tiếp lên quần áo cho trẻ trước khi ra ngoài chơi hoặc đi ngủ. Đồng thời hạn chế cho bé chơi những nơi ẩm thấp nhiều ruồi muỗi.

Trường hợp bé đã bị muỗi đốt, hãy thoa ngay tinh dầu tràm nguyên chất để diệt khuẩn, vi rút, giảm sưng ngứa, hạn chế tốt đa bị truyền bệnh.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm vì thế dù cho con vui chơi thoải mái nhưng cha mẹ cần đặc biệt quan tâm bảo vệ và áp dụng những biện pháp trên để con luôn khoẻ mạnh, đặc biệt trong mùa hè mưa ẩm này nhé.


Bình luận