​MẸO CHỮA NẤC CHO TRẺ SƠ SINH-NHANH CHÓNG AN TOÀN

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.

Tuy nhiên nếu bị nấc quá lâu sẽ khiến bé bị nôn trớ, hoặc thở dốc vì thế mẹ phải tìm cách để giúp bé khỏi nhanh hơn.

Những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, ợ hơi cũng sẽ đỡ.
Sử dụng núm vú giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Để nấc tự hết
Thông thường, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé.
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục:
Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.

Thay đổi tư thế bú cho bé: Khi trẻ bị nấc lúc đang bú, thì mẹ hãy thay đổi tư thế bú, để làm giảm lượng không khí bé nuốt vào.

Vỗ nhẹ lưng bé: Mẹ hãy chụm bàn tay lại xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé, mỗi động tác phải dứt khoát và nhẹ nhàng, cách này sẽ giúp trẻ ợ hơi và tránh được cơ trào ngược.

Lưu ý:

Nếu đã áp dụng những cách trên mà bé vẫn chưa hết nấc thì hãy cho bé ngừng bú, tránh trường hợp có thể khiến bé bị nôn ói.

Nếu nấc cụt đi kèm với ói liên tục thì nên gặp bác sĩ vì có thể bé đang gặp vấn đề về dạ dày.


Bình luận