Khám thai định kỳ cho mẹ bầu điều không thể bỏ qua

Khám thai định kỳ là một trong những điều cần làm đối với mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ, điều đó sẽ giúp cho mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về sức khỏe của thai nhi, cũng như các dấu hiệu bất thường có thể gặp phải mà có hướng giải quyết. Cùng với đó việc khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ tư vấn những điều cần phải làm đối với mỗi mốc thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho sự phát triển tốt nhất dành cho thai nhi.

-Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Thời gian mang thai chính là lúc mà mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe của mình một cách toàn diện nhất, thông qua việc khám thai định kỳ mẹ bầu có thể biết được những gì đang xảy ra với mình và thai nhi để từ đó mà có những biện pháp để khắc phục và bổ sung.

Thông qua những buổi khám thai định kỳ bạn sẽ biết được tình hình phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn để cho thai nhi phát triển toàn diện nhất. Sau lần khám đầu tiên thì bác sĩ sẽ cho bạn lịch khám cụ thể cho những lần tiếp theo, nên các mẹ bầu hãy cố gắng để con yêu của mình luôn luôn khỏe mạnh nhé.

Các mốc khám quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua

-Lần khám đầu tiên

Đây được cho là lần quan trọng nhất trong việc khám thai, thời gian khoang 5-8 tuần tuổi nhằm xác định liệu bạn có thực sự có thai hay không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai.

Biểu hiện của việc mang thai rất đơn giản thường thì bạn sẽ bị trễ kinh khoảng 1 tuần và dùng que thử thai 2 vạch. Lúc này đi khám bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng cơ thể của bạn, thai nhi như thế nào, có mắc những bệnh có nguy cơ lây nhiễm qua thai nhi hay không. Rồi đưa ra các tư vấn về vấn đề dinh dưỡng, lối sống để tốt cho sức khỏe của mẹ, thai nhi và một số tư vấn về xét nghiệm cần thiết trước khi sinh.

-Lần khám thứ 2 khoảng 8 tuần mang thai

Ở lần khám này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám như bình thường như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu mẹ bầu, siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.

-Lần khám thai thứ 3 khoảng 10-13 tuần

Ngoài việc thăm khám như bình thường thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm quan trọng để biết được những gì đang xảy ra với thai nhi có nguy cơ mắc những bệnh gì không và cũng lần này mẹ có thể nghe được nhịp tim của con yêu mình.

-Lịch khám thai trong tam nguyệt cá thứ 2 từ tuần 14 - 27

Thông thường trong giai đoạn này mẹ bầu phải đi khám mỗi tháng một lần theo lịch hẹn của bác sĩ và thời gian có thể rút ngắn hơn tùy theo sức khỏe của thai nhi và lúc này bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho mẹ bầu.


+Lần khám thứ 4 khoảng 14-16 tuần tuổi

+Lần khám thứ 5 khoảng 16-20 tuần tuổi

+Lần khám thứ 6 khoảng 20-24 tuần tuổi

+Lần khám thứ 7 khoảng 24-27 tuần tuổi

Ở những lần khám này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, kiểm tra nhịp đập tim thai, thử nước tiểu, siêu âm để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thử máu và cuối cùng là bác sĩ sẽ kê đơn để bổ sung những vi chất cần thiết.

-Lịch khám thai trong tam nguyệt cá thứ ba khoảng tuần 28 đến khi sinh

Trong gia đoạn này thì bạn sẽ đi khám nhiều hơn từ tuần 28-36 bạn sẽ đi khám định kỳ 2 tuần 1 lần và sau tuần 36 sẽ là 1 tuần 1 lần cho đến khi sinh. Trong giai đoạn này nếu có những triệu chứng gì như mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu…thì bạn phải nói cho bác sĩ biết để được tư vấn và giải quyết.

+Lần khám thứ 8-10 khoảng 28-36 tuần tuổi

Ngoài những việc tiến hành thăm khám bình thường thì bác sĩ sẽ cho làm những xét nghiệm và tuần thứ 30 trở đi mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: đếm cử động thai bình thường sẽ từ 4 lần mỗi giờ, tái khám ngay khi thấy các triệu chứng như đau bụng, ra huyết, thai máy ít hoặc yếu và có những dấu hiệu bất thường.

+Lần khám thứ 11-14 khoảng 36-40 tuần tuổi

Ngoài việc thăm khám bình thường thì bác sĩ tiến hành kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ, ngoài ra còn xét nghiệm để kiểm tra xem mẹ bầu có khả năng sinh thường hay không. Nếu có dấu hiệu bụng tụt xuống bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

+Lần khám thứ 15 khoảng 40-42 tuần tuổi

Trong gian đoạn này, bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kết hợp với siêu âm để kiểm tra xem có nên cân nhắc để can thiệp để bạn sinh con hay là chờ đợi.

Trên đây là lịch khám thai định kỳ để các mẹ tham khảo, hãy cố gắng thường xuyên khám thai theo chỉ định của bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng như sự phát triển. Chúc các mẹ có một thai nhi khỏe mạnh, chúc mẹ tròn con vuông.

Công ty sản xuất và phân phối – Công ty TNHH XNK Gia Quốc
Số 146 NGUYỄN THÁI BÌNH, P. 12, Q. TÂN BÌNH, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 77 83 77 - 0915 51 72 51 - 0903 015 315
fanpage: https://www.facebook.com/DauTramConYeu/


Bình luận