Giúp Mẹ Xử Lý 5 Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh

Khi mới ra đời, trẻ thường dễ bị tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng và chi phối, trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần phải nắm rõ một số kĩ năng cũng như cách xử lý những vấn đề thường gặp ở trẻ để ứng biến kịp thời

Nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng khi thức ăn từ dạ dạy bị trào ngược lên thực quản và ra miệng. Điều này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và men tiêu hóa chưa tiết đủ. Để giảm tình trạng nôn trớ, mẹ nên để ý một vài điều trong khi chăm sóc trẻ:

Nên cho trẻ bú đúng tư thế.

Bế bé trong khoảng 15 phút sau khi bú rồi hãy đặt bé nằm xuống.

Chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ lưng bé 3-5 cái sau mỗi cữ bú để bé được ợ hơi.


Mỗi cữ bú nên chia nhỏ với lượng sữa ít hơn. Nếu trẻ bú bình, mỗi lần chỉ cho bú từ 30 – 45ml và cách quãng cữ bú trong khoảng 1,5 tiếng. Dần dần, lượng sữa có thể tăng dần đều đến khi bé làm quen.

Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.

Mất ngủ

Trung bình trong 3 tháng đầu trẻ sẽ ngủ từ 16-20 tiếng. Nếu trẻ ngủ ít hơn thời lượng này nhưng vẫn tăng cần đều thì không có gì đáng lo. Nhưng nếu mẹ thấy giấc ngủ của trẻ sơ sinh không sâu và khá ngắn, đồng thời ngủ rất khó khăn vào ban đêm, trằn trọc nhiều, đổ mồ hôi trộm thì rất có thể trẻ bị thiếu Vitamin D.


Ngoài ra, mẹ cũng cần để ý đến không gian phòng ngủ của trẻ như tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Mẹ hãy đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh, không nên để đèn quá sáng để bé có được cảm giác an toàn, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Quấy khóc

Nhiều mẹ hay cuống lên khi nghe thấy tiếng khóc trong lúc chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả. Trẻ sơ sinh rất dễ giật mình hay quấy khóc do hệ thần kinh của trẻ chưa ổn định. Khóc đôi khi cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, bẩn…


Nếu trẻ đã bú no, mặc quần áo khô, sạch mà vẫn không nín khóc, mẹ nên nhẹ nhàng ôm con và hát cho con nghe.

Táo bón

Các bé hay bị táo bón một phần cũng do cơ địa. Trẻ trong 3 tháng đầu thường hay đi ị nhiều hơn là bị táo bón, và 2 – 3 ngày không đi thì gọi là bị táo bón. Táo bón trong thời gian đầu chẳng nguy hại cho trẻ, chỉ là khiến con khó chịu ì ạch cái bụng và hoàn toàn có thể cải thiện được dễ dàng.

Nếu con bú mẹ: Mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, uống nước rau má, nước dừa tươi, nước rau ngô (râu bắp). Me cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (tính cả nước lọc, nước canh và các loại nước khác trong ngày). Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ngày 1-3 lần, trẻ bú bình bao giờ cũng bón hơn. Trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống nước thêm từ tháng thứ 3. Trẻ không bị táo bón thì qua tháng thứ 6 mẹ cũng cần tập cho con uống thêm nước mỗi ngày từ vài muỗng và tăng dần lên.


Với trẻ trên 2 tháng, có 1 cách khác áp dụng rất hay là:

Mẹ lấy chừng 20 lá diếp cá, rữa sạch ngâm nước muối loãng cho diệt khuẩn, sao đó giả nát cho chừng 3 thìa cafe nước sôi vào, chiết ra để nguội, cho con uông ngày 2 lần, 2-3 ngày con sẽ giảm hẳn, nên cho uống cách ngày đến khi nào con giảm nhiều thì ngưng.

Trẻ dưới 2 tháng mẹ nên làm mẹ uống và cho con bú (liều lượng gấp đôi). Cách này áp dụng cho cả các bé lớn trên 3 tháng, mấy tuối uống cũng hiệu quả.

Nếu con bú bình: Cần được cho uống nước từ tháng thứ 3, uống ngày 20-30ml nước.

Massage bụng: Muốn con đi dễ hơn, ngày 2-3 lần, mẹ xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ quanh bụng, từ 3 - 5 phút, là con dễ đi hơn.

Lưu ý: Không nên để cho trẻ cả tuần không đi ị, bé nào 3-4 ngày rồi chưa đi, mẹ nên mua 1 típ bơm về bơm hậu môn cho con đi cho nhẹ bụng (nhưng không nên bơm thường xuyên) rồi tính gì thì tính tiếp. Để cả tuần con rất khó chịu, bụng ì ạch khó bú khó ngủ.

Rôm sảy

Hay còn gọi là lác sữa, do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng tự hết. Chỉ cần nhẹ nhàng xoa da mặt sạch cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt Lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho bé 2 -3 lần/ ngày).


Hiện tượng trẻ bị lác sữa trong những năm đầu thường gặp ở các bé. Gặp những trường hợp như vậy các mẹ không nên bôi thuốc, trẻ bị lác sữa thường rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn dần sẽ tự động hết hẳn. Tại vì da trẻ rất mỏng, mẹ càng bôi xức gì càng mau hết độc hại thì càng để bị teo da, da trên mặt càng bị ảnh hưởng nặng hơn.

Khi trẻ bị rôm sẩy các mẹ chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.


Bình luận