DẠY CON TỰ LẬP TỪ 7 TỚI 9 THÁNG TUỔI

Đây là lúc bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Bé phát hiện ra những điều kỳ thú bên ngoài đang chờ bé khám phá. Đây cũng là giai đoạn khiến mẹ hao tâm tổn sức nhiều nhất, tuy nhiên, nếu mẹ thực hiện tốt ở giai đoạn này, sẽ hình thành nên ý thức và tính cách tích cực cho bé

Về ăn uống

Độ tuổi này bé có thể ăn được các loại đạm, chất béo và tinh bột. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé có sức đề kháng tốt và có thêm năng lượng để “quậy”.

Những thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho thực đơn hàng ngày của bé

Tinh bột: gạo, bánh mì, pasta, bột ăn liền.

Đạm: thịt ức, đùi gà, phi lê bò, cá hồi, đậu hũ, thịt heo, sữa chua, hedda chesse, các loại họ đậu; lòng đỏ trứng.

Chất béo: bơ lạt, dầu gấc, chedda chesse và phô mai.

Các loại rau củ: cà rốt, cà chua, bông cải xanh, bó xôi, bí ngòi, đỗ, đậu Hà Lan, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, hành tây, tỏi tây, củ cải, ớt ngọt các loại.

Hoa quả: cam, chuối, táo, lê, cherry, dưa hấu, xoài, đu đủ, dâu tây, việt quất, bơ; mận, nho, mơ khô.


Trong quá trình ăn uống, bé sẽ tỏ ra là mình thích hay không thích đồ ăn nào đó, bé sẽ có xu hướng chỉ ăn những món mình thích và cự tuyệt các món không thích. Mẹ nên cân nhắc kết hợp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong khẩu phần ăn của bé, nếu thấy bé có biểu hiện chỉ ăn thịt và không ăn rau, thì bửa ăn tiếp theo mẹ nên loại bỏ thịt ra khỏi khẩu phần và áp dụng cách như giai đoạn 3 - 5 tháng tuổi.

Nếu bé không ăn, hãy dừng bữa ăn lại vàtiếp tục vào 20 -30 phút sau đó. Mẹ nên là người kiểm soát và đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé được hấp thu trong ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đổi liên tục thực đơn để bữa ăn của bé luôn phong phú và có nhiều sự lựa chọn.

Về nhận thức

Giai đoạn này bé gần như đã phát triển cơ bản về não bộ, mẹ nên tăng cường khả năng nhận thức của bé nhiều hơn bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng bé, cho bé nghe những bài hát không lời hay bài hát nước ngoài để phát triển kĩ năng của bạn thân.

Trong thời kỳ này, điều quan trọng nhất đối với bé là sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. Hãy nói chuyện thật nhiều với bé mỗi ngày để ngôn ngữ bé trở nên linh hoạt. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé xem những hình ảnh tượng hình nhiều màu sắc về các con vật, cầu vồng, đại dương…kết hợp với diễn đạt cho bé nghe, như thế khả năng hấp thu tin tức và hình ảnh của bé sẽ cao hơn.


Khi bạn nhìn thấy trẻ mút tay thì đừng nên cấm cản bé vì khi đó bé đã bắt đầu bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn bé bắt đầu biết đưa đồ vào miệng của mình. Bố mẹ cấm con không mút tay sẽ làm con mất tự tin và làm con trở nên nhát hơn. Vì thế, bạn chỉ cần giữ cho bàn tay bé luôn sạch sẽ là được. Đến tháng thứ 8 hoặc thứ 9, mẹ có thể bắt đầu ra dấu hiệu với bé để bé bắt chước, chẳng hạn như là xòe tay, chỉ các bộ phận trên gương mặt…

Về hoạt động

Mẹ hãy rèn luyện cho bé tư duy sáng tạo ngay từ độ tuổi này bằng các trò chơi ghép hình, xếp khối. Luôn tán dương mỗi khi con cho ra đời thành phẩm của mình là cách để con tự tin hơn vào năng lực của bản thân


Ngoài ra, mẹ nên để bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài để bé tự mình khám phá được nhiều hơn bằng cách thường xuyên cho bé ra công viên xem mọi người đang làm gì, hoạt động gì, những anh chị đang chơi đùa cũng làm bé hứng thú đấy. Vừa đi vừa giảng giải và nói chuyện với bé về tất cả những gì đang diễn ra xung quanh để bé một phần nào cảm nhận được thế giới nhộn nhịp biết nhường nào.


Bình luận