Công dụng của Dầu tràm là gì?

Dầu tràm là loại thảo dược được thiên nhiên ban tặng cho con người nói chung và cho chị em phụ nữ nói riêng, đặc biệt với phụ nữ trong thời kỳ thai sản, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ; tất nhiên với người lớn tuổi,người bệnh cũng sử dụng tốt với Dầu tràm. Dầu tràm Con Yêu được chiết xuất 100% từ cây tràm tự nhiên tại vùng đất có thổ nhưỡng đặc biệt (Hải Lăng, Quảng Trị), cùng đôi bàn tay khéo léo, giàu kinh nghiệm của các nghệ nhân làng nghề Dầu tràm cho ra những giọt tinh dầu nguyên chất, với hương thơm và mùi dễ chịu. Điều đặc biệt là Dầu Tràm Con Yêu để lâu không cạn, càng để lâu thì dầu càng đượm mùi thơm, dược tính cũng vì thế tăng dần theo thời gian."



I .Công dụng của dầu tràm? Tác dụng của dầu tràm đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

- Phòng và điều trị ho, cảm lạnh, gió, phong hàn...Khi thời tiết chuyển lạnh, cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm (pha cùng nước ấm) của Bé (Lưu ý: Hạn chế để tinh dầu vào vùng mắt Bé ). Tinh dầu tràm sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể Bé, phòng cảm lạnh, ho trong và sau khi tắm.

- Cho một ít dầu tràm vào tay, và thoa lên người Bé, massage nhẹ toàn thân cho Bé giúp bé ngủ ngon, không quấy về đêm. Lưu ý phòng tránh sử dụng trực tiếp lên da của một số bé nhạy cảm.

- Trong trường hợp trẻ bị chướng bụng, đầy hơi : Nướng bồ kết trên than, sau đó nhỏ vài giọt dầu tràm, hơ tay ấm vào xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Hoặc trong trường hợp không có bồ kết, cho một ít dầu tràm vào nước ấm, nhúng tay vào nước rồi xoa lên bụng bé.


- Đối với trẻ em (và cả người lớn) những hôm trời lạnh cho 1 vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay, bàn chân hoặc thấm vào yếm rồi đeo vớ, yếm đi ngủ. Dầu tràm sẽ giúp bé miễn nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp suốt cả mùa đông lạnh.

- Trong trường hợp bé bị muỗi hay côn trùng cắn : Thoa một ít dầu tràm ( pha loãng trong nước ấm ) lên vùng da bé, sẽ giúp bé hết sưng, ngứa.

- Ngoài ra để tạo hương thơm trong phòng Bé và xua đuổi muỗi, côn trùng nên xông phòng với dầu tràm bằng máy khuếch tán tinh dầu, sẽ giúp Bé tránh hoàn toàn khỏi muỗi và côn trùng. Trong trường hợp không có máy khuếch tán tinh dầu, nhỏ một vài giọt dầu tràm xung quanh giường ngủ của Bé hoặc thấm một ít dầu vào khăn giấy rồi để ở góc ngủ của Bé cũng mang lại hiệu quả tương tự.

II. Tác dụng của dầu tràm đối với, phụ nữ mang thai, phụ nữ trước và sau khi sinh:

Giai đoạn thai nghén đặc biệt nhạy cảm về mặt sức khỏe đối với chị em phụ nữ, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng đến thể trạng của em bé trong bụng. Nhưng đôi khi nhức đầu, sổ mũi hoặc mẩn ngứa, nhức mỏi chân tay… vẫn không tránh khỏi trong thời kì này. Thực sự nếu sử dụng bất cứ loại thuốc nào đều gây nguy hiểm cho em Bé. Lúc này bạn nên nghĩ đến những loại dầu xoa có tính lành, được chiết suất từ những cây cỏ thiên nhiên, vừa giúp phòng và trị bệnh lại vừa an toàn cho bé.

- Chống cảm lạnh, ho, sổ mũi, làm giảm các cơn đau cơ, khớp... Khi mang thai hay sau khi sinh xong cơ thể còn đang yếu, để tránh bị cảm, bị gió khi đi ra ngoài trời lạnh, dùng dầu tràm thoa vào gan bàn tay, bàn chân, mang tai,cổ để giữ ấm cho cơ thể. Đồng thời giúp làm giảm các cơn đau cơ, khớp do ít vận động (kể cả người già, người bệnh).

- Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.


- Hòa chung tinh dầu tràm với lượng vừa đủ vào nước ấm dùng để xông hơi tại gia hoặc xông (bằng đèn xông). Với liệu pháp này sẽ giúp cơ thể toát ra những độc tố bên trong cơ thể và hương dầu tràm thoang thoảng sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho gia đình bạn, làm cho tinh thần trở nên sảng khoái, thư giản,xả stress hiệu quả.

- Sau khi sinh xong, việc tóc rụng là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với chị em phụ nữ. Để khắc phục tình trạng này, bạn hòa một dầu tràm với dầu gội đầu để giảm và ngăn ngừa rụng tóc.

- Trị mụn, da nhờn:Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

Đặc biệt, việc sử dụng dầu tràm còn giúp giảm tình trạng rạn nứt da bụng trong suốt thời kỳ mang thai mà bất cứ phụ nữ nào cũng mắc phải.

III. Tác dụng của dầu tràm đối với người già, người bệnh cơ khớp:

Người già, người lớn tuổi luôn mắc phải các triệu chứng như : ho han, đau nhức tay chân, đau lưng, đau 2 bên đầu, khó ngủ, ăn uống không tiêu... Đặc biệt những lúc giao mùa, tình trạng các bệnh trên càng trở nặng. Những lúc như vậy, việc sở hữu 1 chai dầu tràm để phòng tránh những lúc trái gió trở trời luôn là điều cần thiết và dưới đây là những công dụng của dầu tràm đối với người lớn tuổi :

- Cho một vài giọt tinh dầu tràm vào tay, xoa điều lên các vùng hay đau nhức cơ khớp như : đầu gối, cổ tay, bắp tay... xoa bóp nhẹ trong vòng 3 - 5 phút sẽ giúp phòng và giảm các cơn đau cơ khớp.


- Chuẩn bị một chậu nước ấm nhiệt độ 45 – 500C, hòa tan 2 -5 ml dầu tràm vào chậu nước ấm, ngâm chân vào chậu (lượng nước vừa đủ ngập mắt cá chân). Ngâm trong vòng 5 - 7 phút, quá trình ngâm dùng tay để xoa bóp, kích thích lòng bàn chân để tăng cường thông kinh, hoạt lạc cho các huyệt đạo. Ngâm chân kết hợp dùng khăn lông thấm nước ngâm đắp lên hai đầu gối, đồng thời giúp tinh dầu lan tỏa lên không khí giúp cơ thể thư giãn tạo cảm giác dễ chịu, giảm các triệu chứng tê chân, đau chân khi trở trời.Nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp người già ngủ sâu, ngủ ngon hơn.

- Lúc giao mùa, người lớn tuổi dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho gió, ho khan, cảm mạo... Để phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả mà hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị bệnh, ta nên cho một vài giọt dầu tràm vào tô( bát ) nước ấm sau đó xông ( hít ) sẽ giúp giảm các triệu chứng như cảm,ho. Nên sử dụng đèn xông tinh dầu để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra có thể sử dụng dầu tràm để xoa 2 bên thái dương như các loại dầu gió thông thường mà không sợ cay mắt ( đặc tính riêng của dầu tràm là ấm nóng nhưng không gây kích ứng mắt và vùng da nhạy cảm)


Bình luận