​Cây chổi xuể nguyên liệu chính để làm tinh dầu tràm kém chất lượng

Cây chổi xuể nguyên liệu chính để làm tinh dầu tràm kém chất lượng

Cây chổi xuể hay chổi sể, chổi, chổi trệu, thanh hao có tên khoa học Baeckea frutescens L thuộc họ sim.

Cây chổi xuể Baeckea : là một chi nhỏ họ sim. Cây chổi xuể được phân bố ở châu á và châu Đại dương. Loài chổi xuể (B. frutescens) phân bố từ miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Sumatra, Bomeo, và New Guinea đến Australia. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loài là Baeckea frutescens L.
Ở nước ta cây chổi xuể được phân bố khá rộng có thể gặp ở vùng đồi trọc, đồi cây bụi thấp, khô hạn ở vùng trung du về ven biển đặc biệt là các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừ Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên…


Ở Việt Nam lá cây chổi xuể tươi dùng để nấu cùng các loại lá thơm của các loài cây khác nhau như bạc hà,hương nhu, sả, bưởi…để xông chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, vàng da, xổ mũi. Lá chổi xuể cùng với lá long não, lá thông, lá khế nấu nước tắm chữa lở loét.


Tinh dầu chổi xuể có thể dùng để xoa bóp chữa thấp khớp. Các bộ phận trên cây chổi xuể đều chứa tinh dầu rất cao trong cành, lá và cả hoa. Tinh dầu chổi xuể có màu vàng nhạt, trong suốt.
Tinh dầu chổi xuể có thể dễ dàng hòa lẫn với tinh dầu tràm vì vậy khi chưng cất tinh dầu tràm cây chổi xuể có thể bị một số người trục lợi trộn với cây tràm trà để chưng cất.


Bình luận