​CÁCH TRỊ HĂM TẢ TỰ NHIÊN AN TOÀN CHO BÉ MÀ MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA

Hăm tã là nỗi ám ảnh thường trực của những bà mẹ bỉm sữa, vì căn bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong mùa nắng nóng thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại khiến bé vô cùng khó chịu, trở nên gáu gắt, quấy khóc thậm chí là mất giấc ngủ ngon, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Vậy làm thế nào để loại bỏ vấn đề hăm tã một cách an toàn và nhanh chóng, giúp bé lấy lại sự thoải mái và tươi vui như ban đầu? Hãy cùng Dầu Tràm Con Yêu khám phá nhé!

Hăm tã là gì-Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em?

Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban, tình trạng này thường gặp ở những đứa trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi. Vì giai đoạn này chế độ ăn uống của bé có nhiều sự thay đổi, kéo theo sự thay đổi về thành phần hoá học trong phân và nước tiểu.

Thường có rất niều nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em nhưng chủ yếu phổ biến nhất là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu mà chưa được thay, hoặc là do mẹ mặc tã cho bé khi da còn ẩm ướt. Ngoài ra bé còn có thể bị hăm tả do: quấn tã quá chật, bị dị ứng với chất liệu tã lót...

Những biểu hiện bị hăm tã:

+Vùng da quấn tã, quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, có thể lan sang từ hậu môn sang vùng mông và đùi.

+Nghiêm trọng hơn có thể chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ

+Bé bị đau khi đi ngoài, quấy khóc, chán ăn, khó ngủ

Những cách trị hăm tã an toàn hiệu quả từ thiên nhiên:

1. Trị hăm tã bằng sữa mẹ: Đây là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả vừa không tốn kém mà mẹ nên áp dụng. Sữa mẹ giàu kháng sinh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da từ đó làm giảm các triệu chứng hăm tã. Mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô tự nhiên, rồi mới mặc tã mới cho bé.

2.Trị hăm tã bằng nha đam:

Nha đam hay còn gọi là lô hội có tính kháng viêm, lại giàu vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc chữa hăm tã cho bé. Để trị hăm, mẹ chỉ cần chọn nha đam sạch không phun thuốc, không chất bảo quản, rửa sạch nha đam, gọt vỏ và cắt lát mỏng phần trắng bên trong, thoa lên vùng da bị hăm và để khô tự nhiên.

3. Trị hăm tã bằng dầu tràm:

Với đặc tính khử trùng, kháng khuẩn kháng viêm tự nhiên, đây là một trong những “vị thuốc” hữu hiệu giúp đánh bay hăm tả hiệu quả cao, được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ có thể pha 3 giọt dầu tràm với dầu nền rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm. Chỉ sau vài ngày những vết hăm sẽ mau chóng lành lại một cách thần kỳ mẹ nhé.

4. Trị hăm tã bằng dầu đừa:

Nhờ tính kháng khuẩn-kháng nấm, dầu dừa cũng là loại tinh dầu được dùng phổ biến để chữa trị hăm tã, mẹ chỉ cần lấy dầu dừa thoa một lớp mỏng lên vùng da bị hăm, để làm dịu và giúp da ẩm mềm, tránh khô bong tróc, gây đau rát cho trẻ.Thực hiện cách này thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp bé thoát khỏi cơn hăm tã nhanh chóng và an toàn.

5. Trị hăm tã bằng bột yến mạch:

Trong bột yến mạch có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông, hơn nữa với hàm lượng protein cao còn có nhiệm vụ làm dịu mát da và tăng khả năng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Trị hăm tã bằng cách này, mẹ hãy lấy1 muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng 10 phút, rồi tắm lại bằng nước sạch. Có thể thực hiện cách này 2 lần/ ngày để có kết quả tốt nhất.

Trên đây là một số kiến thức chia sẻ về cách trị hăm tã an toàn hiệu quả từ thiên nhiên, mà mẹ bỉm sữa nên biết để “phục vụ” cho quá trình chăm lo con yêu của mình. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa hăm tã cho bé thì nên thay tã thường xuyên, cho bé “thả rông” khoảng thời gian khá dài/ ngày, vệ sinh da sạch sẽ và dùng những loại kem, loại tã chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng nhé.


Bình luận