9 điều cần biết về bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Hiện nay, bệnh tay chân miệng đang ngày càng bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Đặc biệt bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin vì thế các ông bố bà mẹ cần đặc biệt quan tâm và biết cách chăm sóc con để không bị nhiễm bệnh.

-Thủ phạm gây bệnh

Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhiễm virus cấp tính, gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và virus đường ruột khác. Trong đó thường gặp là virus đường ruột EV71 và A16, đặc biệt virus EV71 có thể gây biến chứng và tử vong.

-Bệnh lây qua con đường nào

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân và môi trường yếu kém. Đặc biệt là khâu vệ sinh cho trẻ còn lỏng lẽo không đúng cách.

-Tay chân miệng đã có thuốc điều trị và vắc xin chưa?

Bệnh tay chân miệng hiện tai chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu vì vậy chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp duy trì chức năng đối với các trường hợp bị nặng.

-Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Trẻ thường mệt mỏi và quấy khóc, từ 6-12 tiếng thì sốt, thường là sốt nhẹ nên khó có thể nhận biết sớm.

Sau khi sốt từ 1-2 ngày thì trẻ sẽ xuất hiện nốt phỏng nước trên miệng, khi bị vở sẽ tạo nên vết loét trên miệng, lưỡi và xung quạnh miệng sẽ thấy các vết ban đỏ.

Lòng bàn tay và bàn chân sẽ có những nốt nổi cộm lên mặt da khô và cứng sau 2-3 ngày thì đống vảy và bị bông ra. Ngoài ra còn có các vết ban đỏ ở chân, mông, đùi và tay.


Hình ảnh biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Ngoài những triệu chứng trên thì trẻ còn bị nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mủi và đi phân lỏng.

Bệnh thường diễn biến trong 5 ngày sau đó đi vào giai đoạn ổn định, các vảy trong lòng bàn tay bong ra và trẻ ăn uống trở lại. Một số trường hợp biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

-Nếu do virus EV71 gây ra sẽ nguy hiểm như thế nào?

Khi bị tay chân miệng do virus EV71 gây ra sẽ ảnh hưởng đến thần kinh nặng có thể dẫn đến tử vong vì virus gây nhiễm, tấn công tế bào và có nguy cơ biến chứng gấp 5 lần so với virus thông thường.

-Việc cần làm đầu tiên khi phát hiện con có dấu hiệu bị tay chân miệng

Khi có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng thì cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ cần được cách ly ở cơ sở y tế hoặc ở nhà để tránh lây nhiễm thêm bệnh khác và lây nhiễm qua các bạn, đồng thời phải vệ sinh sạch sẽ.

-Biện pháp phòng tránh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở nhà trẻ có bé bị nhiễm bệnh. Do đó để phòng bênh chúng ta cần thực hiện các phương pháp sau:

Tăng cường vệ sinh cá nhân, rữa tay thường xuyên bằng xa phòng, không cho bé mút tay, đồ chơi và vệ sinh đúng nơi.

Cần phát hiện các bé có biểu hiện ốm đau để đi khám ngay phòng việc lây nhiễm qua các bạn khác.

-Vệ sinh trẻ như thế nào nếu bị mắc bệnh tay chân miệng

Cha mẹ cần tắm rữa thường xuyên cho trẻ, khuyến khích nên tắm có pha tinh dầu tràm và nơi phòng kín gió. Khi tắm cần chú ý đừng để làm vở các nốt phỏng.

-Cách hạn chế biến chứng khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng

Ngoài việc rữa tay thường xuyên thì các mẹ cần cho bé đánh răng mỗi ngày, tắm như bình thường nhưng ít lại bằng nước ấm để tránh nhiễm lạnh cho bé. Ngoài ra cần chú ý cho con ăn uống đầy đủ để cho trẻ có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.

Trên đây là các biện pháp nhằm hạn chế cũng như cách phòng tránh bệnh tay chân miệng, các mẹ cần chú ý trong việc phòng tránh cũng như vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng.


Bình luận